Thông Bối quyền – “dài thêm một tấc, mạnh thêm một tấc” (kì 4)

Yếu lý quyền pháp của Thông bối quyền

1. Thâm kiên bạt bối, phóng trường kích viễn: trầm sâu vai và căng cơ lưng thì tay được dài ra và phát lực mạnh hơn. Thông bối quyền rất quan yếu đến tư thế đòi hỏi tam chiết cửu khấu, tam chiết là tý chiết (tay nối), thân chiết (thân nối), và thối chiết (chân nối) nghĩa là gập tay, gập thân và gập chân. Tam chiết làm thân thể thu lại thành hình ngũ trương cung (năm cánh cung là thân mình và hai tay, hai chân) chuẩn bị phát tên như năm cánh cung căng (trương ra) dây cung sắp bật, thu mình để tích lực sắp sửa bung kình. Cửu khấu là chín bộ phận co vào gồm ngón tay, cổ tay, khuỷu tay (cùi chỏ), vai, ngực, lưng, thắt lưng (eo bộ), đầu gối, bàn chân. Cửu khấu làm cho cơ thể buông lỏng tự nhiên thì khí lực mới thông suốt quán xuyến từ đầu đến gót chân mà xung kình.

104307_1313464978102

2. Lãnh đạn nhu tiến, kiên nhận giao thác: lãnh là vùng vẫy như cá thoát khỏi tay (thủ trung thoát ngư ), đạn là rung lắc như gà vàng (kim kê sạ đẩu ), tụy là dứt khoát như rìu chém củi khô (phủ đoạn can sài), khoái là mau lẹ như sao băng điện xẹt (lưu tinh thiểm điện).

Nhu tiến là đấu pháp của Thông bối quyền, không chủ trương tiến tới tấn công mạnh bạo mà lấy nhu làm chủ, phát kình theo lãnh, đạn nghĩa là thật nhanh. Kiên nhận giao thác là cương nhu phối triển cùng nhau tương trợ công thủ có niêm luật phép tắc phong tỏa cẩn mật như Thiếu Lâm quyền bắt nguồn từ câu xuất quyền như pháo phát, dụng chưởng tu kiên nhận nghĩa là tay phóng quyền như súng đại bác (thần công) nã đạn, thu chưởng về để tạo thế công thủ cương nhu hỗ tương.

 

3. Thiểm tấn linh hoạt, bộ nội hàm thối: Thông bối quyền dựa trên yếu lĩnh dĩ thân vi bộ, dĩ bộ lĩnh thân nghĩa là lấy thân pháp làm bộ pháp, lấy bộ pháp điều chỉnh thân pháp khi thực hiện các động tác quyền thức. Thân bộ hợp nhất, thân đâu bộ đó không rời nhau, thân pháp khi lách, né, xoay chuyển, vươn dài đều dựa vào bộ pháp (bước chân) linh hoạt, đa biến làm thành một chỉnh thể thân-bộ trọn vẹn, trong cước pháp (đòn đá chân) có bộ và ngược lại. Thông bối quyền ít dùng đòn chân đá (cước pháp) mà thường là ám thối (đá kín) không lộ hình rõ ràng nhưng bất ngờ xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị và ngộ biến tùng quyền khiến đối phương bị xuất kích bất ngờ không kịp phòng bị. Nguyên tắc dùng đòn chân là minh, ám, kỳ, tuyệt nghĩa là rõ ràng chắc chắn, giấu ẩn, bất ngờ, dứt khoát.

wushu6

4. Khí thế quán xuyến, phát lực bão mãn: diễn luyện Thông bối quyền yêu cầu động tác xuyên suốt liền một hơi không dứt, kình lực thông suốt một dải từ đầu đến chân, động tác hài hòa cương nhu tương tế không được dừng lại một chỗ nào. Thông bối quyền lấy eo lưng phát lực, lấy hông dẫn tay, kình lực dồi dào sung mãn, điểm đánh rõ mạnh dứt khoát, động tác nhịp nhàng, khí thế liên hoàn, quyền dứt mà ý không dứt.

5. Kiên bối tùng thuận, kích phách tụy lượng: vai lưng buông lỏng thuận thế tự nhiên, phối hợp tràn đầy, các động tác quăng cánh tay, rung cổ tay đều phối hợp thân-bộ nhịp nhàng khi phóng kình phát lực, động tác mạnh rõ dứt khoát, không được ngập ngừng do dự khi phát quyền, vỗ tay vỗ chân… là phương cách diễn luyện độc đáo của Thông bối quyền.

Yếu lý đấu pháp của Thông bối quyền

1. Xuất thủ bất ly diện, lạc thủ phách tam sơn: ra đòn không rời khuôn mặt đối phương là mục tiêu hữu hiệu nhất, động tác không hoa hòe, hạ thủ nhanh chóng và chính xác, ba mục tiêu trọng yếu nhất là quai hàm trái, quai hàm phải, sống mũi của đối phương gọi là tam sơn.

2. Phóng trường kích viễn, trực xuất trực nhập: Thân-bộ hợp nhất vươn xa đánh dài, xoay vai thẳng tay, ra đòn tay phải thẳng, rút tay về thật nhanh theo đường thẳng, có bài ca quyết rằng:

Cấp thượng hựu gia cấp,

Đả đảo hoàn hiềm mạn

Tạm dịch nghĩa:

 

Đã nhanh lại phải nhanh hơn nữa,

 

hạ gục địch thủ rồi mà còn lo chậm.

 

Thông bối quyền dựa trên cơ sở biến hóa đa dạng của bộ pháp và sự lanh lẹ của tấn pháp, thân pháp, linh hoạt đa biến, bộ pháp ẩn cước pháp và thường hay đá kín bất ngờ.

3. Xuất thủ vi chưởng, điểm báo thành quyền: nghĩa là khi mới xuất thủ thì tay là chưởng (bàn tay xòe ra), đến khi chạm mục tiêu thì tay là quyền (bàn tay nắm lại), Thông bối quyền dùng chưởng pháp là chính yếu, rất ít dùng quyền, chưởng quyền bất phân minh hư hư thực thực biến ảo khôn lường.

00fd40913255bf48

Thân, thủ, bộ của Thông bối quyền

Sau đây là những yêu cầu về thân, thủ, bộ khi diễn luyện Thông bối quyền:

Đầu: phải luôn ngay ngắn, đỉnh đầu thẳng, cằm hơi gặp vào một tí, cổ thẳng tự nhiên không cứng đơ, không nghiêng ngả trái, phải, trước, sau. Đầu là điểm chuẩn điều chỉnh thân, thủ, bộ phối hợp khi xuất quyền.

Mắt: Thông bối quyền yêu cầu mắt phải nhãn độc tự nhật xạ hàn sương nghĩa là mắt dữ như mặt trời chiếu tan sương lạnh, nhật mục viên thần nghĩa là mắt dữ như chim ưng, thần thái như vượn, mắt phải quan sát các hướng kỹ lưỡng.

Vai: vai, eo và hông là bộ phận mấu chốt để giữ cơ thể cân bằng. Vai buông lỏng, không được gồng cứng. Thông bối quyền yêu cầu vai như cánh quạt, hai tay liên tục như sao băng. Mục đích vai buông lỏng để làm cho vai được trầm (hạ) xuống, lưng căng ra hết mức để tiện cho tay vươn dài ra (phóng trường kích viễn).

Cánh tay: cánh tay chia làm ba khớp là vai, khuỷu (cùi chỏ) và cổ tay; và gồm ba đoạn là cánh tay trong (từ vai đến khuỷu), cẳng tay (từ khuỷu đến cổ tay) và chưởng (lòng bàn tay). Cánh tay phải luôn mềm lỏng như roi da, xoay chuyển linh hoạt, lưng bàn tay phải cứng như sắt. Cánh tay buông lỏng, co duỗi tự nhiên thì phát kình mới cương mãnh, cương như sắt và nhu như bông.

DSC_0020

Lưng: Thông bối quyền yêu cầu hàm hung bạt bối nghĩa là ngực co lõm vào, lưng căng ra thì khi phát kình mới đạt sức mạnh tối đa khi xuất thủ. Nếu ưỡn ngực, thóp bụng sẽ làm lưng thẳng cứng và khí lực không thông suốt toàn thân, kình lực không phát ra được.

Eo hông: phải luôn thả lỏng, linh hoạt từ khớp háng lên, quyền phổ nói: “eo hông uyển chuyển như rắn, háng vận động như ngựa phi”.

Chân: chân cũng chia làm ba khớp từ háng trở xuống gồm khớp háng, đầu gối, mắt cá cổ chân. Khi diễn luyện hai đầu gối luôn co vào che hạ bàn. Cước pháp (đòn chân) luôn ẩn tàng trong bộ pháp (bước đi).

Có thể nói rằng các yêu cầu trên của Thông bối quyền tựa hệt Thiếu Lâm quyền và Thái Cực quyền. Sau này có rất nhiều môn đồ Hồng Gia Quyền của Hồng Hy Quan khi diễn tập quyền thuật đã không tuân thủ các yêu cầu này mà lại ưỡn ngực, thóp bụng làm cho Thiếu Lâm quyền càng ngày sai lệch, đã vậy lại cho là như vậy mới đúng là kỹ phápThiếu Lâm quyền thì thật tình không còn chỗ nào để mà nói nữa!

Còn tiếp …

Tô Thiện  (sưu tầm)