Vua Tây Sơn tự ném mình vào “hang cọp” vì nghiệp lớn

Nguyễn Nhạc là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế từ năm 1778-1788 tự xưng là Thái Đức đế. Với sự gan dạ và bản lĩnh, ông đã tạo nền móng vững chắc cho triều Tây Sơn phát triển.

Thần khí nước Nam: Nam Kỳ Cung của Lý Văn Bưu

Thần khí nước Nam: Độc Thần Kiếm của Nguyễn Nhạc

Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người “phản loạn” của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận.

NguyenNhac (1)
Tượng Nguyễn Nhạc tại bảo tàng Quang Trung.

Đầu năm 1773, sau khi đứng vững ở căn cứ, Nguyễn Nhạc quyết định chọn thành Quy Nhơn làm tổng hành dinh. Quy Nhơn vốn là một trấn quan trọng của Đàng Trong, xưa là kinh thành Đồ Bàn của nước Chiêm Thành cũ.

nguyennhac

Để chiếm thành, Nguyễn Nhạc đã dụng mưu rất táo bạo. Ông tự ngồi vào cũi cho quân lính khiêng tới thành Quy Nhơn nộp cho tướng giữ thành là Nguyễn Khắc Tuyên, giả làm quân lính phản Tây Sơn, bắt tướng “giặc” về hàng với chúa Nguyễn. Nửa đêm, trong khi các tướng sĩ an giấc vì đã bắt được tướng giặc, ông phá cũi và mở cửa thành cho binh lính nổi dậy phối hợp với quân ngoại viện từ ngoài ùa vào đánh chiếm thành Quy Nhơn. Kế hoạch này chứng tỏ Nguyễn Nhạc là một vị tướng lĩnh vô cùng táo bạo, tự mình đi vào “hang cọp” để mở đường chiến thắng.

Thành Hoàng Đế
Thành Hoàng Đế

Từ Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc tiến ra đánh chiếm Quảng Ngãi. Sau đó ông đem quân vào đánh Phú Yên. Đến cuối năm 1773, quân Tây Sơn nhanh chóng chiếm được Phú Yên, Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận.

Trong lịch sử, nhiều người cho rằng Nhạc kém tài hơn người em Nguyễn Huệ nhưng ít ai biết ông là người đưa ra quyết định sáng suốt trong những thởi điểm then chốt. Điều này thể hiện rõ nhất khi ông tự nguyện rút lui để nhường ngôi hoàng đế cho em, quyết không để việc tranh chấp trong nhà cho kẻ địch lợi dụng như anh em Trịnh Cối, Trịnh Tùng trước đây và anh em Quang Bảo, Quang Toản sau này. Ông đã nhận thấy hậu quả của việc anh em bất hòa để kẻ địch lợi dụng mà làm hỏng nghiệp lớn của quốc gia.

Quang Lữ