Ý nghĩa Kiếm mộ của Độc cô cầu bại

Độc cô cầu bại là một trong những nhân vật độc đáo nhất của các tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Ông được nhắc đến trong Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồLộc đỉnh ký.

Những điều vô lý “kinh điển” trong phim kiếm hiệp

Top 5 vũ khí mạnh nhất trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung

 Điều đặc biệt rằng Độc cô cầu bại chưa từng chính thức xuất hiện mà chỉ được nhắc đến bởi các thế kệ kiếm khách sau này. Ông được mô tả như một nhân vân vật có võ nghệ vô song, chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào. Trong cuộc đời hành hiệp của mình, ông luôn khát khao tìm được đối thủ xứng tầm. Chỉ cần có người khiến ông phải quay kiếm về phòng thủ cũng đủ khiến ông cảm thấy hạnh phúc.

Thế nhưng, điều đó chưa từng xảy ra. Ông cô đơn trong chính tài năng của mình, cứ như thế đến lúc chết.

Thần điêu hiệp lữ là bộ truyện nhắc đến Độc cô cầu bại nhiều nhất, đặc biệt với tình tiết Thần điêu giúp Dương Quá tìm ra Kiếm mộ, nơi chôn giấu di sản võ thuật cuối cùng của Độc cô cầu bại.

Theo truyện, thần điêu từng là bạn của Độc cô cầu bại, người chứng kiến tay kiếm vô song này chôn cất những thanh kiếm của mình rồi sống cô quạnh đến chết. Chính thần điêu đã giúp Dương Quá chữa thương rồi tìm đến Kiếm mộ.

Tại Kiếm mộ có một phiến đá lớn khắc 2 hàng chữ

Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại vô địch thiên hạ, chôn kiếm chốn này.

Ô hô! Quần hùng thúc thủ, trường kiếm dẫu sắc, còn có ích chi!

Kế đến, Dương Quá tìm thấy một dãy ba thanh kiếm, giữa thanh kiếm thứ nhất và thanh kiếm thứ hai có một phiến đá dài. Ba thanh kiếm và phiến đá được đặt trên một tảng đá lớn màu xanh.

THANH KIẾM THỨ NHẤT: CƯƠNG KIẾM

Khi Dương Quá nhấc thanh kiếm lên, thấy dưới tảng đá có khắc hai hàng chữ

Cương mãnh lợi hại, cứng mấy cũng xuyên,

Thời trẻ dùng để tranh đấu với quần hùng

Dương Quá xem lại thanh kiếm, thấy đó là kiếm sắc, nhưng cũng chỉ là thanh kiếm bình thường.

Ý nghĩa: người luyện võ ai cũng như ai, cũng bắt đầu từ những vũ khí thông dụng như bình thường.

THANH KIẾM THỨ HAI: TỬ VY NHUYỄN KIẾM

Tại vị trí mà lẽ ra là thanh kiếm thứ hai, thực ra chỉ có một phiến đá. Dương Quá nhấc bỏ phiến đá đi thì thấy hàng chữ:

Tử Vi nhuyễn kiếm, dùng trước ba mươi tuổi,

Lỡ tay đả thương nghĩa sĩ, bèn vứt xuống vực sâu.

Ý nghĩa: Người luyện võ cần có nghĩa khí. Nếu làm việc sai trái, cần nghiêm khắc và dứt khoát với bản thân.

THANH KIẾM THỨ BA: HUYỀN THIẾT TRỌNG KIẾM

Đây chính là thanh kiếm to và nặng nhất, đến nỗi Dương Quá suýt đánh rơi thanh kiếm. Thô kệch và không sắc bén, thanh kiếm này khiến Dương Quá không khỏi thắc mắc. Trên tảng đá dưới thanh kiếm này còn ghi dòng chữ.

Trọng kiếm thô sơ, không hề gia công.

Trước bốn mươi tuổi, tung hoành thiên hạ.

Đây cũng chính là thanh kiếm mà Dương Quá đã chọn mang đi để tìm hiểu, biến anh trở thành tay kiếm vô địch thiên hạ. Sau này, Huyền thiết trọng kiếm được mang ra rèn thành Ỷ thiên kiếm – Đồ long đao, gây nên nhiều cuộc tranh đoạt đẫm máu của giang hồ.

Huyền thiết trọng kiếm - thanh kiếm được Dương Quá chọn mang đi sau khi khám phá Kiếm mộ.
Huyền thiết trọng kiếm – thanh kiếm được Dương Quá chọn mang đi sau khi khám phá Kiếm mộ.

Ý nghĩa: luyện võ cần có công lực và sức khỏe hơn người, có thể dụng võ bất chấp khó khăn.

THANH KIẾM THỨ TƯ: MỘC KIẾM

Tại vị trí thứ tư, Dương Quá chỉ tìm thấy một thanh kiếm gỗ mục nát nhẹ tênh cùng dòng chữ:

Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí,

Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm.

Cứ thế tinh tu, đạt tới cảnh giới vô kiếm thắng hữu kiếm.

Lúc này, Dương quá mới ngẩn người nghĩ “Thần kỹ của tiền bối, khiến người ta khó bề tưởng tượng”. Thanh kiếm thứ tư chính là đại diện cho cảnh giới cao nhất của kiếm thuật.

Trích đoạn phim Dương Quá tìm ra kiếm mộ và lĩnh hội tuyệt kỹ võ công

[jwplayer player=”1″ mediaid=”113052″]

Phạm Vũ