Snapchat đã từng đối đầu Facebook bằng… binh pháp Tôn Tử

Binh pháp Tôn Tử là một trong những tác phẩm cổ xưa nhất, được viết vào khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Bất chấp sự thay đổi không gian và thời gian, Binh pháp Tôn Tử vấn được xem như những lời dạy kinh điển không chỉ trong quân sự mà còn trong cuộc sống. Bản dịch tiếng Anh phổ biến của Binh pháp Tôn Tử là “The Art of War”.

4 câu chuyện tình dang dở đáng tiếc nhất trong võ hiệp Kim Dung

47 Ronin – câu chuyện có thật về các chiến binh Samurai

Một trong những cuộc đối đầu thú vị nhất trong làng công nghệ có nhắc đến Binh pháp Tôn Tử chính là công cuộc thâu thóm ứng dụng Snapchat của ông trùm Facebook.

2011, triệu phú trẻ tuổi tài năng Evan Spiegel cùng các cộng sự đã sáng lập và đưa Snapchat trở thành một trong những ứng d ụng nhắn tin miễn phí thành công đến bất ngờ và khiến Facebook phải lo sợ. Lúc đó, tổng số nhân viên của Snapchat chưa đếm đến 10 người.

Bobby Murphy và Evan Spiegel, hai nhà đồng sáng lập Snapchat.
Bobby Murphy và Evan Spiegel, hai nhà đồng sáng lập Snapchat.

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg buộc phải “làm điều gì đó” nếu không muốn nhìn gã tí hon chơi trội Snapchat đánh bại mình trên sân chơi mà gần như mọi lợi thế vẫn thuộc về Facebook. Đích thân Zuckerberg mời Spiegel tham gia một buổi thuyết trình, nơi gã CEO đầu mì gói giới thiệu về Poke – đứa con đẻ của Facebook với những tính năng gần như y hệt Snapchat. Cuộc nói chuyện như lời thách thức: “Liệu hồn mà biến khỏi sân chơi của những gã khổng lồ”.

Spiegel trở về, mua cho 6 người nhân viên của mình 6 quyển sách The Art of War (Binh pháp Tôn Tử) và sẵn sàng “chơi tới bến”. Không biết những lời dạy trong tác phẩm có thực sự hiệu quả hay không nhưng sự thật Spiegel cùng các cộng sự đã tạo nên cuộc chiến thú vị nhất từng có trong làng công nghệ. 

Một thời gian không lâu sau đó, sau nhiều biến cố Poke ra đi nhanh như cách nó được tạo ra. Đối thủ đã đập chết nó trên thị trường ứng dụng di động  chính là Snapchat.

Cuốn Binh pháp Tôn Tử thời nhà Thanh.
Cuốn Binh pháp Tôn Tử thời nhà Thanh.

2013, Zuckerbefg hạ mình ngỏ ý muốn mua lại Snapchat với cái giá điên rồ: 3 tỉ $. Cái giá đó không chỉ là cái giá trị hiện hữu của Snapchat mà còn được xem như món tiền bảo hiểm, bởi lẽ sự phát triển của Snapchat nếu được tiếp tục sẽ ảnh hưởng cực lớn đến các dự án kế tiếp của Facebook. Nhận ra thời cuộc của trận chiến đã nghiêng về phía mình Spiegel trả thù một cách hết sức ngọt ngào: Thẳng thừng nói “Không” và rồi tiếp tục xây dựng Snapchat thành một thương hiệu có giá trị… 20 tỉ USD vào đầu 2017.

Phạm Vũ