Vì sao võ thuật có những màn công phu ảo diệu?

Võ thuật nói chung, đặc biệt là ở châu Á thường có nhiều truyền thuyết về các vị đại sư có võ công cái thế, sức mạnh vượt bậc người thường. Tuy nhiên võ giả lại nhiều hơn võ thuật.

Xuất hiện nội công ảo diệu hơn môn phái Nam Huỳnh Đạo
Sử dụng đòn vặn cổ tay “ảo diệu” trong thi đấu Judo

Những công phu đó có thật hay không?

Những võ sư có sức mạnh phi thường nhờ luyện tập công là có thật. Võ sư Hà Châu của Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình nhất. Trong sự nghiệp võ thuật của mình, võ sư Hà Châu từng nhiều lần gây sốc với những màn biểu diễn đã đi vào huyền thoại. Thậm chí tới những nhà khoa học trên thế giới cũng phải sốc với những khả năng ‘không thể tin nổi’.

Vậy còn công phu lừa bịp?

Thực tế những màn biểu diễn của các nhóm “Sơn Đông mãi võ” vốn cũng có những tiểu xảo. Còn những loại công phu có thể đánh bại người khác từ xa chỉ có thể là trong phim kiếm hiệp. Đã không ít những võ sư bị “bóc phốt” bởi những màn công phu ảo diệu, nhiều người lại biện hộ bằng việc chỉ áp dụng với “người tập lâu năm”, điển hình như nữ võ sư Thái Cực Quyền Yang Fang, một người khá nổi tiếng ở Trung Hoa.

https://www.youtube.com/watch?v=TFdhoi3wRII

Nhiều người đã sử dụng các màn “công phu ảo” để đánh bóng tên tuổi nhằm nâng cao lợi nhuận trong việc “bán võ”. Không chỉ các nước ở Châu Á, những nước phát triển về khoa học phương Tây cũng xuất hiện các môn võ ảo diệu được gọi là Bullshitdo, nổi tiếng nhất là võ sư George Dillman, người từng tập luyện với những người nổi tiếng trong võ thuật như Chuck Norris, Lý Tiểu Long  hay Muhammad Ali.

Võ thuật vốn có nhiều điều huyền bí mà khoa học không thể giải thích được. Tuy nhiên những màn công phu vốn chỉ là trò lừa bịp, bịt mắt thiên hạ thì cần dẹp bỏ ngay vì nó sẽ khiến nhiều người hiểu sai về võ thuật và làm mất đi giá trị của những người học võ thực thụ.

Nguyễn Thái