Võ thuật và võ bị, việc binh

>>>Sự khác biết giữa tu học và học võ thuần túy<<<

Và nếu hỏi: tri thức – kinh nghiệm quân sự (võ bị) có đóng góp vào sự làm mới ấy hay không thiết nghĩ cũng chính đáng. Ngược lại, tinh túy võ thuật chắc rằng cũng giúp các nhà quân sự rộng đường nghiên cứu tác chiến, làm mới nghẹ thuật quân sự vốn có của mình vì xét cho cùng cũng chỉ là cuộc đấu tranh bằng sức mạnh.

270912thegioihq7_19fce

Học ít song tôi có để ý nhiều chuyện chữ nghĩa, mà tiếng Việt ta cũng “phong phú” lắm, có lúc mệt bở hơi tai! Xin lạm bàn chút xíu đến chữ nghĩa theo cảm quan là chính và có liên hệ thực tế, chữ “võ”.

“Võ”, võ thuật chỉ các môn phái sử dụng sức mạnh con người để tự vệ và tấn công theo những phương thức, kỹ thuật riêng: thiếu lâm, judo, vovinam, Tây Sơn (Bình Định) v.v… thường nghĩa từ “võ” theo cách hiểu như trên, ta có: võ thuật, võ học, võ sinh, võ sư, võ phái, võ đường… Và nghĩa từ “võ” theo hướng trên rất phổ biến, dễ hiểu, thông dụng.

Trong thực tế, theo tôi (- một người học không cao),”võ” rộng hơn bộ phần, trùm lên toàn bộ tất cả các hoạt động sức mạnh của con người, không phải chỉ một hai ba cá nhân… mà cộng đồng, dân tộc, liên minh các nước… trong cuộc đấu tranh cao thấp vì những mục đích nhất định, chiến tranh.

5baeh57ngkpir

Theo cách hiểu này, trường nghĩa “võ” phong phú hơn rất nhiều: võ bị, trường võ bị, binh bị, võ trang… Trường võ bị không chỉ đào tạo võ thuật – một học phần nhỏ – mà toàn bộ những tri thức quân sự và kỹ năng chiến đấu, lãnh đạo – chỉ huy cho các học viên sĩ quan. Như thế, họ – những sinh viên sĩ quan, việc tung quyền cước chỉ là “chuyện nhỏ”, rất nhỏ. Họ có rất nhiều: chiến thuật chiến lược quân sự, tổ chức chỉ huy quân đội, quản trị tổ chức quân sự, phòng ngự – tấn công, chiến tranh chính trị – ngoại giao, binh vận, dân vận… Và ngày nay lại có cả chiến tranh điện tử, hóa học, sinh học… Không còn chỉ sự đấu đánh tay hai tay ba mà là cuộc đấu giữa những tập hợp trăm người, nghìn người, vạn người với nhiều binh khí kỹ thuật, khí tài đắt tiền, hiện đại. Việc chiến đấu diễn ra trên mạng, trên không, dưới biển, trên bộ. Không có chuyên môn sâu, song vẫn hiểu trong thực tế có nhiều người – có cả tôi lúc trước – tách bạch võ thuật và võ bị riêng ra, không thấy mối quan hệ gần gũi, rất gần gũi giữa hai khái niệm trên trong thực tế, trong lịch sử, và điều ấy làm nghèo nàn đi rất nhiều khái niệm “võ”.

Thực tế tri thức kinh nghiệm “võ bị”, “việc binh”, có lợi rất nhiều cho võ thuật, nếu biết vận dụng – một việc không dễ – kinh nghiệm chiến tranh đông người không phải không giúp ích cho cuộc đối đầu tay đôi vì có những điểm chung. Như Tôn Tử phát biểu trong tác phẩm Binh pháp: một trận chiến lớn hay một trận chiến nhỏ có điểm giống nhau. Việc binh bị là trận chiến lớn, võ thuật là trận chiến nhỏ. Chẳng lẽ việc nghi binh, đánh du kích tiêu hao địch, lý luận về so sánh tương quan lực lượng… lại không gợi ý cho người dạy và học võ (thuật) sáng tạo, làm giàu các đòn đánh, thế đánh?

cuoc-chien-tren-thao-nguyen-2012

Trong lịch sử tồn tại dài lâu của mình, các môn phái võ – cũng như mọi sự vật hiện tượng trên đời – đều được sáng tạo bổ sung làm mới theo thời gian khiến các đòn thế mạnh mẽ hơn, đẹp hơn, uy lực và hiệu quả hơn. Và nếu hỏi: tri thức – kinh nghiệm quân sự (võ bị) có đóng góp vào sự làm mới ấy hay không thiết nghĩ cũng chính đáng. Ngược lại, tinh túy võ thuật chắc rằng cũng giúp các nhà quân sự rộng đường nghiên cứu tác chiến, làm mới nghẹ thuật quân sự vốn có của mình vì xét cho cùng cũng chỉ là cuộc đấu tranh bằng sức mạnh.

Lan man làm bàn, hy vọng không bị cười chê!

Nguyễn Thành Công