Arnis – điều vĩ đại của một dân tộc “thấp bé nhẹ cân”

Arnis – hay còn được biết đến với những tên gọi như Eskrima, Kali, là môn võ thuật đặc trưng của dân tộc Philippines.

Võ Thuật TV – Tự vệ bằng võ gậy Eskrima (phần 2)

Sơ lược về võ gậy Arnis – Kali – Eskrima

Từ “Arnis” vốn xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “chiến đấu với vũ khí”. Nhắc đến Arnis tức là chúng ta đang nhắc đến một môn võ thuật sử dụng nhuần nhuyễn nhiều loại vũ khí như gậy, kiếm, các loại dao găm… và có cả những kỹ thuật chiến đấu tay không.

ladp_tapi_tapi

Hình hài bộ môn Arnis ngày nay là những kinh nghiệm chiến đấu qua hàng trăm năm loạn lạc giữa các dân tộc vùng Java cũng như các lãnh thổ lân cận, cộng với những kiến thức về logic võ thuật hiện đại. Đó là lý do vì sao giá trị của bộ môn Arnis ngày nay vẫn được đánh giá rất cao trên trường quốc tế, đưa vào giảng dạy tại một số lực lượng vũ trang trong các chương trình huấn luyện sử dụng vũ khí, trở thành nền tảng của những tổ chức võ thuật như Dog Brothers Martial Arts (Mỹ).

krishna-stick-grapple-1

Nếu như Silat là môn võ “tài sản chung” của nhiều quốc gia được xây dựng trên nền tảng các dân tộc Java như Philippines, Indonesia, Maylasia… thì Arnis lại là một tinh hoa đặc thù của dân tộc Philippines, nổi tiếng với những vũ khí kỳ dị như dao Karambit, kiếm Keris, rựa Parang…

KaliInChelmsford

Với lối đánh hiểm hóc, gãy gọn, vốn là thói quen đã được trui rèn trong môi trường chiến đấu rừng núi chật hẹp, Arnis còn phát huy tối đa khả năng chiến đấu của thể trạng người Nam Á thấp bé nhẹ cân, biến những chiến binh Filippo trở thành nỗi kinh hoàng thực sự của những cuộc chiến tranh trung – cận đại.

Ngày nay, lui về sau dòng chảy lịch sử với tư cách một môn thể thao đối kháng, Arnis vẫn có giá trị tập luyện như một kỹ năng chiến đấu tự vệ hiệu quả, hoặc chỉ đơn giản là một phương pháp rèn luyện thể chất dẻo dai, khéo léo.

Một số kỹ thuật tự vệ với võ gậy

[jwplayer player=”1″ mediaid=”104781″]

Phạm Vũ