McGregor cố tình “gõ” đầu Mayweather: Chiêu trò thất bại?

Nếu đã xem trọn trận đấu tiền tỉ giữa Conor McGregor và Floyd Mayweather, hẳn bạn đã thấy đại diện đến từ làng MMA “chơi lầy” chơi xấu đến mức nào. 

Conor McGregor đấm trúng Mayweather nhiều hơn… Pacquiao?

Nhà cái suýt mất cả nghìn tỷ USD trong trận Mayweather vs McGregor

McGregor bị nhắc nhở liên tục khi sử dụng hai lối ra đòn lỗi, đó là dùng liên tục vỗ lòng găng hoặc dùng hammer fist (cạnh găng) đánh vào đỉnh đầu và gáy Mayweather khi tay đấm này quay đầu đi hoặc cúi xuống quá thấp, cũng như cố với đánh Mayweather khi anh đã quay hẳn lưng lại. Ở lối đòn thứ hai, thực tế đó là lỗi quay lưng của Mayweather, nhưng cách làm của Conor McGregor cũng khiến anh thành người sai; còn việc đấm vào đỉnh đầu và gáy đối thủ dù đã bị cảnh cáo liên tục là một lỗi rõ ràng của McGregor, một lỗi rất khó chấp nhận.

McGregor “gõ” đầu Mayweather rất nhiều lần lúc đầu trận, bất chấp mọi cảnh cáo của trọng tài.

Trước hết, hãy xem xét yếu tố vô tình – cố ý của lỗi này. Nhiều người cho rằng McGregor lần đầu thi đấu Boxing nên thiếu kinh nghiệm và quen dùng đòn ở MMA. Tuy nhiên, cần hiểu rằng:

  • Đòn hammer fist (đập bằng cạnh găng) trong MMA thường chỉ dùng khi đã đè được đối thủ xuống trạng thái grounding (nằm sàn). Một số trường hợp như Cung Le dùng hammer fist ngang để thực hiện đòn “rờ-ve” spining back fist. Không có bất cứ ai dùng hammer fist trong MMA khi đang ở thế clinch (ôm giữ), kể cả McGregor. Vậy nên nói McGregor “quen tay” là không đúng.
  • Dù chưa từng thấy McGregor thi đấu Boxing chuyên nghiệp trước đây nhưng thực tế anh ta đã tập Boxing được 17 năm (từ khi mới 12 tuổi), 6 tháng tập chuyên nghiệp để quen luật và đặc biệt không hề thể hiện lỗi này trong các clip tập Boxing nửa năm gần đây. Rất vô lý để nói McGregor “hoảng”. Thậm chí, trong nửa đầu trận đấu anh ta đặc biệt sung sức, thoải mái và và tự tin chơi đôi đông với Mayweather.
Thêm một đòn nặng nữa từ Mayweather trong loạt đòn quyết định ở hiệp 10 khiến McGregor không thể tránh né. Thể lực của võ sĩ người Ireland xuống khá rõ từ hiệp bảy, và anh thi đấu trong ba hiệp cuối với tư tưởng cố gắng trụ vững là chính.
Kết cục của McGregor.

Như vậy, có thể thấy McGregor cố ý chơi xấu. Nhưng vì sao anh ta lại làm vậy? Đó là hành vi cảm tính hay thực sự có tính toán? Quay lại với bài toán tâm lý, có thể thấy Mayweather rất khác so với những người từng bị Conor McGregor chọc điên rồi thất bại vì cái “điên” của mình như Jose Aldo hay Alvarez tại UFC. Mayweather tỉnh táo hơn nhiều, vì chính anh ta là người chuyên đi chọc điên đối thủ để tìm kiếm lợi thế tâm lý như McGregor vậy. Rõ ràng, McGregor đã thất bại bước đầu trong cuộc chiến tâm lý trước trận.

Anh ta phải làm được điều gì đó, và chơi xấu chính là giải pháp hợp lý. Bạn còn nhớ cách mà Floyd Mayweather knock out Victor Ortiz cách đây 8 năm? Ortiz húc đầu Mayeather rồi đến xin lỗi như thể vô ý, Mayweather vui vẻ chấp nhận cái đập găng và ôm xin lỗi đó rồi đấm knock out ngay khi Ortiz chưa sẵn sàng quay lại trận đấu. Sửa kịch bản vụ scandal ngày ấy lại chút, nếu Mayweather nổi điên vì Conor “gõ” đầu mình rồi chơi bẩn như cách đã từng làm Ortiz? Conor sẽ bị knock out (đằng nào cũng thế) nhưng bước ra khỏi trận đấu như một nạn nhân, chứ không phải kẻ thất bại. Người ta sẽ tiếp tục tin rằng Conor đủ khả năng thắng nếu đánh công bằng với Mayweather.

Clip: Mayweather hạ knock out Ortiz

Có lẽ, chỉ là suy đoán thôi nhưng dựa vào những phân tích trên có thể thấy McGregor cố tình chơi xấu để chọc điên Mayweather, để tìm ra nhiều sơ hở hơn cho những cú móc trái uy lực vốn đã làm nên thương hiệu của anh trên sàn MMA. Nhưng không, chiêu bài đó đã vô dụng với Mayweather. Anh ta càng đánh càng tỉnh táo, càng ra đòn càng đều nhịp tay, càng về những hiệp sau phòng thủ càng chắc chắn và phản đòn càng chất lượng, thậm chí có rất nhiều pha chủ động dồn ép và dẫn đến chiến thắng TKO như chúng ta đã thấy.

https://www.youtube.com/watch?v=ecBTBC-PF1E

Phạm Vũ