Sơ lược về lịch sử Wushu

Bắt nguồn từ Trung Quốc từ hơn 4.000 năm trước, có thể nói wushu là minh chứng cho nét đẹp văn hóa trường tồn qua thời gian, giàu về nội dung và đa dạng về hình thức. Trong quá trình phát triển lâu đời của mình, wushu đã được gọi với nhiều cái tên và gắn với những hình ảnh khác nhau từ “Nghệ thuật chiến tranh”,”guoshu”, “gongfu” và “kung-fu”. wushu có thể truy nguồn gốc của mình từ các hoạt động thường ngày của tổ tiên của người dân Trung Quốc chiến đấu hết mình để sinh tồn. Trong một quãng thời gian dài trong lịch sử Trung Quốc wushu đã được sử dụng như vũ khí bởi quân đội Trung Hoa để khuất phục kẻ thù của mình, nhưng đối với phần lớn còn của người dân ở đây thì “nghệ thuật chiến tranh” này lại mang cho họ một nghĩa khác, nó giúp cho những người lương thiện có thể tự vệ và rèn luyện thể chất, và cũng mang lại cho họ một cuộc sống vui vẻ. Ngoài ra, đừng quên sự phát triển toàn diện, cũng như vui chơi giải trí. Sòng bạc trực tuyến https://slotogate.com/es/casinos-countries/paraguay/ cung cấp rất nhiều trò chơi thú vị để giải trí.

Trong quá trình cải thiện và phát triển qua các thời đại, wushu về cơ bản đã được tách hoàn toàn khỏi vai trò trong quân sự mà trước đây đã từng đảm nhiệm. Với hai tiêu chí tấn công và phòng thủ làm nền tảng cùng với nguồn gốc lâu đời trong đời sống văn hóa của Trung Quốc, wushu ngày hôm nay đã trở thành một hoạt động thể thao quốc tế, bao gồm  cả phiên bản hiện đại của bộ môn thể thao truyền thống này là taolu và sanda, cũng như wushu truyền thống.

Wushu theo dòng chảy của thời gian đã trở thành một phần không thể thiếu trong nghệ thuật trình diễn của Trung Quốc. Giữ vị thế là là môn thể thao quốc gia phổ biến nhất ở một đất nước với hơn 1,2 tỷ dân nhận được sự được yêu mến, tập luyện bởi cả già và trẻ. Wushu hiện đại đang khẳng định vị trí xứng đáng của mình trên đấu trường thế giới. Với việc bộ môn thể thao lâu đời này được kết nạp vào SEA game 1990 tại bắc kinh Trung Quốc và tất cả các SEA games kể từ đó, có thể nói rằng đã đạt được bước đi đầu tiên trong việc len lỏi vào trái tim và suy nghĩ của mọi người trên thế giới.

Wushu truyền thống

Wushu truyền thống, nhờ vào vào việc theo sát về cả phong cách cũng như luật của nguồn gốc wushu hiện đại. Nên đã giữ lại được cho  mình những đặc điểm riêng biệt của văn hóa thể thao truyền thống của Trung Quốc, wushu truyền thống hiện đang được tập luyện trên hầu hết tất cả các lục địa trên thế giới. Vì giá trị của bộ môn thể thao này đối với việc xây dựng sức khỏe, tự vệ cũng như giáo dục văn hóa được mọi người đánh giá cao trên nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong thời kì hiện đại bộ môn thể thao cổ kính này đang dần đi vào lĩnh vực thể thao đại chúng, thể thao giải trí và thể thao văn hóa của mọi người từ mọi nơi trên thế giới.

Wushu hiện đại

Taolu

Wushu taolu có thể nói là những điệu múa mà trong đó bao gồm những chuyển động đầy hàm ý và được kết nối với nhau bằng một số luật lệ nhất định, thể hiện ý nghĩa mang tính triết học của việc tấn công và phòng thủ. Taolu, bao gồm cả các kĩ thuật tay không và với vũ khí, với 11 chuỗi chuyển động khác nhau thuộc 4 loại chính (xem bên dưới). Tất cả các chuỗi chuyển động này có thể được thực hành như các bài quyền tiêu chuẩn hoặc với mức độ khó khăn khác nhau và mỗi động tác cũng như chuỗi động tác đều phải đi theo một bộ luật về thời gian ra đòn nhất định.

  1. Tay không: Changquan (Trường quyền); Nanquan (Nam quyền); Taijiquan (Thái cực quyền)
  2. Vũ khí tầm ngắn : Daoshu (Đao thuật); Jianshu (Kiếm thuật); Nandao (Nam đao)
  3. Vũ khí dài : Gunshu (Côn thuật); Qiangshu (Quyền thuật); Nangun (Nam quyền)
  4. Dui Lian : Chiến đấu có vũ đạo (không có vũ khí, có vũ khí và tay không chống lại vũ khí)

Sanda

Bộ môn Wanda sanda có lẽ là bộ môn hiện đại nhất trong tất cả các trường phái của Wushu, khi mà bán chất của nó khá giống như bộ môn MMA khi mà bản thân gộp trong mình rất nhiều loại hình võ thuật khác nhau với điểm khác biệt lớn nhất giữa nó và MMA chính là việc Wushu chỉ bao gồm những bộ môn thể thao chiến đấu bắt nguồn từ Trung Quốc. Nó triển khai nhiều thế đứng và kĩ thuật chiến đấu như tuishou, duanbing và changbing. Sanda là một môn võ thuật ban đầu được phát triển bởi quân đội Trung Quốc dựa trên nghiên cứu về các phương thức tự vệ truyền thống khác nhau và kết hợp với các kĩ thuật hiện đại, tiên tiến trong y học thể thao và phương pháp đào tạo. Sanda được luyện tập như một môn thể thao chiến đấu, nghĩa là việc huấn luyện được tiến hành với các thiết bị an toàn và các cuộc thi được tiến hành theo các quy tắc hạn chế một số chiến thuật và kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho người tham gia.

Wushu tại SEA game 30

Từ khi được đưa vào chính thức là một bộ môn thi đấu Trong SEA game một cái tên tuổi luôn luôn giữ vị trí khá cao trong bộ môn này chính là đội tuyển Việt Nam. 2001 đánh dấu sự gia nhập của Wushu vào Southeast Asian Game và cũng kể từ năm 2001 mà cái tên Việt Nam luôn nằm trong top 3 nước có số huy chương nhiều nhất ở bộ môn này. Tuy là một tên tuổi đáng gờm trong bộ môn nhưng trong 4 kì SEA games gần đây nhất đội tuyển Việt Nam Chỉ dừng lại ở vị trí số hai về số lượng huy chương sau đội chủ nhà ở cả bốn lần.

Indonesia cũng có thể nói nửa là một đối thủ đáng gờm trong bộ môn Wushu khi mà tại SEA Games 2011 chính Indonesia là nước mà đã vượt Việt Nam để trở thành nước giữ vị trí số một trong bộ môn, không chỉ thế mà trong những năm tiếp theo từ 2013 đến 2017 đất nước này cũng giữ một chỉ số huy chương khá đáng nể và đạt được hạng ba ở cả ba SEA Games.

Nhưng khi nói về những đối thủ đáng gờm trong Southeast Asia Game lần này có lẽ một tên tuổi bất ngờ xuất hiện lại chính là đội chủ nhà Philippines, tận dụng vị thế đặc biệt là nhà đăng cai tổ chức sự kiện lần này nước chủ nhà không ngần ngại loại bỏ một số bộ môn thành phần như Kiếm, Thương và Quân thuật vô tình đây cũng là ba bộ môn mà đã từng mang về cho đội tuyển Việt Nam huy chương vàng. Điều này cũng đồng nghĩa là hai tuyển thủ nữ từng đạt huy chương vàng cho Việt Nam vào hai năm trước phải đành phải làm khán giả trong năm nay.

Thêm vào đó nửa là những tên tuổi khá lớn trong giới thể thao chiến đấu như là Kevin Belingon, Danny Kingad và Joshia Pacio rất có tiềm năng sẽ đầu quân cho đội tuyển tán thủ của Philippines. Cã ba võ sĩ đã có một lịch sử đáng nể tại “giải đấu lớn nhất hành tinh” ONE championship và vào 8/11 vừa rồi Joshua Pacio cũng vừa thành trong việc bảo vệ chiếc đai vô địch hạng rơm của mình. Không thua kém gì người đồng hương của mình Belingon tuy hiện tại không giử cho mình danh hiệu nào nhưng anh đã từng là nhà vô địch hạng gà. Tuy còn khá trẻ khi so với Belingon và Pacio nhưng anh đã được nhiều chuyên gia cũng như fan hâm mộ đánh giá là một tay đấm có tiềm năng nhất giải đấu.

Tất cả những động thái này của nước chủ nhà thể hiện mục đích càng quét hết tất các huy chương ở bộ môn tán thủ nói riêng và Wushu nói chung. Theo lời của HLV Mark Sangiao tại lò võ Laka nơi mà các tay đấm này đang tập luyện:

“Dù luật tán thủ tại SEA Games rất khác so với ONE Championship, những võ sĩ như Belingon, Kingad và Pacio vẫn rất tự tin có thể giành được chiến thắng. Họ đã quá quen thuộc với việc phải thi đấu ở nhiều thể loại. Tán thủ cũng là gốc của các võ sĩ này”. 

Lịch sử của đội tuyển Wushu Việt Nam

Cô gái ‘vàng’ taolu, Vàng Dương Thủy Vi. Danh hiệu quý giá này có lẽ không phải quá đáng khi mà được khoác lên mình bởi Vi. Khi mà nữ vận động viên 27 tuổi này đã cống hiến cã thanh xuân để mang về cho quê hương cô huy chương vàng tại SEA Games 2013, 2015, 2017, Giải vô địch thế giới Wushu năm 2013 và 2017, và Vi cũng là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam màng về cho Việt Nam huy chương vàng tại ASIAD Incheon 2014.

Rất tiếc cho Vi khi mà cô đã thất bại trong việc đạt được mục tiêu của cô là một huy chương vàng tại ASIAD Jakarta Palembang 2018 thay vào đó cô chỉ giành được huy chương bạc. Và ước mơ của cô là giành hai huy chương vàng tại SEA Games 30 năm nay lại một lần nữa bị phá vỡ vì hai bộ môn của cô đã bị loại khỏi danh sách thi đấu.

Nếu Vi là cô gái vàng của của đội tuyển nữ wushu thì Cao Khắc Đạt sẽ chính là ngôi sao của đội tuyển nam. Bất ngờ giành được huy chương đồng trong bộ môn kiếm thuật tại Giải vô địch Wushu thế giới khi anh chỉ mới 12 tuổi, mọi người đều tin rằng Đạt sẽ sớm trở thành một vận động viên xuất xắc nhất trong những người xuất sắc. Đúng như dự đoán, anh dần cải thiện nhờ vào sự cống hiến tận tụy của anh và sự đào tạo tận tâm mà anh nhận được.

Thành tích cao nhất của anh tại hai kỳ SEA Games gần đây là huy chương bạc, mặc dù anh đã giành được huy chương vàng tại các giải đấu thế giới khác. Đạt và các vận động viên đồng hương cũng như đồng nghiệp của mình đang tập luyện một cách không mệt mỏi để mang về cho đội tuyển Việt Nam những thành tích cao nhất.

Tình hình hiện tại và mục tiêu của đội tuyển Wushu Việt Nam

Có vẽ như Southeast Asia game năm nay sẽ không có sự tham gia của Dương Thúy Vi, cô gái vàng tại hai nội dung giáo và kiếm, Nguyễn Hoàng Phương Giang, nghệ sĩ wushu nữ giỏi nhất tại nội dung gậy tại SEA Games 29.

Nhận biết được bất lợi khá đáng kể này của đội tuyển uy ban đào tạo đã đặt chú ý đến các vận động viên wushu nam để hiện thực hóa mục tiêu của chúng ta về huy chương vàng tại SEA game lần này. Với kì vọng lớn nhất được đặt lên bờ vai của Nguyễn Khắc Đạt, một vận động viên kì cựu từ hai kì SEA Games trước.

Thanh Bình – Hoài Phương

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link