Tại sao phải chú ý đến nhãn thần khi luyện Thái Cực Quyền?

Luyện tập Thái Cực Quyền (TCQ) , dứt khoát phải chú ý đến nhãn thần. Gọi là nhãn thần , tinh thần của toàn thân thể hiện qua hai con mắt. Không riêng gì về TCQ , mà các môn phái quyền thuật khác cũng thế . Mà nhãn thần cũng chỉ là một trong năm điều quan yếu cần phải tập luyện của quyền thuật .Ở đây chúng ta chỉ nói tới nhãn thần mà thôi.

Tại sao phải chú ý đến nhãn thần khi luyện Thái Cực Quyền? (Ảnh minh họa/Nguồn Internet)
Tại sao phải chú ý đến nhãn thần khi luyện Thái Cực Quyền? (Ảnh minh họa/Nguồn Internet)

Trong quyền thuật , tại sao phải chú ý nhãn thần ? Trước hết , chúng ta cần phải biềt rằng quyền thuật là kỹ thuật công kích và phòng ngự . Do ở tính cách chiến đấu trực tiếp với địch bằng tay chân , mà khi chiến đấu đương nhiên không thể khép mi nhắm mắt , cho nên nhất định phải nhìn , phải chú ý động tĩnh của đối phương . Thí dụ như xem đối phương dùng chiêu thức gì , tấn công làm sao , tránh né đòn như tế nào ,…, để nắm chắc đường đi nước bước của địch mới có thể thấy chiêu phá chiêu , thấy thức phá thức , sáo thức hoàn chiêu . Ðó chính là tri kỹ tri bĩ bách chiến bất đải vậy . Thị giác có linh mẫn , thì lúc giao thủ . mới phát huy được tác dụng của đòn thế . Hơn nữa khi giao thủ , nhãn thần ta có bén nhọn sắc sảo thì cũng đũ để làm khiếp vía đối phương rồi.

Khi tập một mình , tức là không trực tiếp giao thủ , chỉ là múa từng chiêu từng thức một cách đơn điệu , nhưng tự nó vẫn là động tác giao thủ , cho nên vẫn phải thể hiện tư thái như khi chiến đấu . Ðiều trọng yếu là nhãn thần phải quán chú (như rót vào một chổ) , mới khiến cho ý chí tập trung , tâm thần không loạn , do đó nâng cao hiệu quả của sự vận động.

Chú ý nhãn Thần như thế nào ? Quy luật thông thường là như sau :

Trong hai tay của mỗi thức , thường thường một tay làm động tác tấn công , một tay làm động tác phòng thủ , thì nhãn thần chú ý đến tay tấn công ,cũng chính là tay tỏ lộ ở đàng trước . Thí dụ như ở động tác Ðơn Tiên , cần chú ý tay trái ; ở động tác Hải Ðề Châm cần nhìn tay phải ; ở động tác Vân Thủ cần chú ý hoặc tay trái hoặc tay phải vào lúc mà tay ấy lật chưởng đi vòng lên.

Nhưng không được chú ý nhìn kiểu dương mắt ếch , hoặc là nhìn đờ con mắt , mà phải nhìn làm sao giống như lườm mà không phải lườm , giống như khép mà không phải muốn khép . Ðứng trên mặt giá trị y liệu mà nói , nhìn kiểu này có thể làm cho tinh thần nội liễm , làm cho đại não nghĩ ngơi một cách an tĩnh , và đó chính là đạt đến mục tiêu dưỡng thần rồi vậy.

Quang Bình (Sưu tầm)