Tổ sư Aikido và câu chuyện về tiếng thét Kiai

Vào thời Tổ Sư Ueshiba, Hoàng Tử Takematsu là một hoc viên của trường võ bị Hải Quân Hoàng Gia. Tổ Sư Ueshiba được mời dạy tại đây. Một hôm có một số viên sĩ quan đến dự lớp và nói rằng họ muốn chứng kiến những kỹ năng kỳ lạ của Tổ Sư mà họ đã từng nghe đồn. Hôm đó, Tổ Sư và tôi đã thay dồ xong và chuẩn bị ra về.

Truyền thuyết về tổ sư Karate – Funakoshi Gichin

Tổ sư Nhu đạo Jigoro Kano và phương pháp Randori

Tổ sư Morihei Ueshiba
Tổ Sư đứng sát lề thảm tập và bảo chúng tôi dùng hết tất cả sức lực toàn thân để đẩy Người. Một, hai, rồi ba người trong chúng tôi tìm cách đẩy Tổ Sư, nhưng người vẫn đứng bất động. Lúc đó, những viên sĩ quan đang ngồi xem liền nói rằng muốn thử sức. Tất cả các viên sĩ quan ấy đều học tại học viện nhưng đều trên dưới 30 tuổi. Khoảng 10 người trong số họ đến sau lưng chúng tôi và cùng hợp sức đẩy,thế nhưng Tổ Sư vẫn đứnmoriheiueshibag yên bất động.

Mấy tấm thảm dưới chân chúng tôi bị đẩy lùi về phía sau, nhưng lạ thay, tấm thảm dưới chân Tổ Sư vẫn đứng yên tại chỗ. Như thường lệ, khi Tổ Sư thét ra tiếng “Kiai…” thì mọi người đều bị bật ngã lăn ra. Thật đáng kinh ngạc! Đối với tôi đó vẫn là một chuyện huyền bí, nó khác với những trường hợp thông thường khi một cao thủ võ lâm thủ đắc một nội lực kinh người, hay những kỹ thuật huyền ảo. Trong trường hợp của Tổ Sư, người ta có cảm tưởng như là có một chiều kích khác bên trên những sự việc thông thường: Sự hợp nhất tinh thần và thể xác khí lực , sự hợp nhất với vũ trụ…

Tổ sư Uyeshiba lúc tập luyện thường phát ra tiếng “Kiai” khiếp đảm của người. Những tiếng thét của tổ sư thường hay làm các đối thủ bị choáng và mất bình tĩnh trong giât lát. Theo các nhân chứng kể lại, tiếng thét “Kiai” đó đôi khi giống như một tiếng thét khủng khiếp, khi khác lại giống như một tiếng sấm trong cơn giông bão. Trong ảnh Uchi Tachi là đại sư Tamura, tổ sư áp dụng nguyên lý Yamabicho No Michi đã được đại sư Saito giải thích trong tác phẩm kinh điển của ông ” Aikido truyền thống” ( Traditional Aikido – tập 2). Yamabicho là tiếng vang, tiếng vọng lại ( của núi đồi). Thao nguyên lý đó tiếp sau tiếng “Kiai”, hành giả Aikido chuyển hoán tức thời nên khi đối thủ xuất thế tấn công ( tiếng vọng) thì đối tượng đã biến mất, ngay sau lưng của đối thủ.

Theo lời kể của Vs. RINJIRO SHIRATA (Aiki – Viet)

Video: tổ sư Morihei Ueshiba tập luyện cùng học trò lúc sinh thời.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”65459″]