Boxing võ thuật của khoa học.

Boxing hay còn gọi là Quyền anh, chắc chắn không còn xa lạ gì với chúng ta. Khởi nguồn từ Hy Lạp, Boxing ngoài việc là một môn võ thuật của phương Tây, còn là một môn thể thao được ưa thích cho đến thời điểm bây giờ.

Năm 688 trước công nguyên, Boxing chính thức có mặt trong kì đại hội Olympic, trở thành một môn thể thao chính thống. Và với những con người như Muhammad Ali, Mike Tyson, Manny Pacquiao, Floy Mayweather, Vitali Klischko,…. đã đưa Boxing hiện nay trở thành một trong những môn võ thuật và thể thao được yêu thích nhất thế giới.

Huyền thoại làng Quyền Anh Muhammad Ali

 

Trung hoa, nơi luôn tự hào là cái nôi của võ thuật, với các môn võ có lịch sử hàng ngàn năm như Thiếu lâm tự, Võ đang, Vịnh xuân quyền,…. thì với phương Tây, đó là Boxing. Boxing ra đời từ phương Tây, mang trong mình bản chất khoa học, đơn giản và hiệu quả. Đơn giản trong đòn đánh, khoa học trong tập luyện và hiệu quả trong chiến đấu, đó là điều mà Boxing thể hiện. Và với việc được công nhận là một môn thể thao, Boxing được bổ trợ hoàn hảo về các giáo án luyện tập khoa học nhất trong thể thao chuyên nghiệp. Sỡ hữu một thân hình cân đối, săn chắc như sắt thép, cơ bụng 6 múi và những kĩ năng knockout đối phương ngay tại chổ chỉ với vài giây, chắc chắn điều đó là điều mà nhiều người đàn ông ham muốn.

Đơn giản và hiệu quả, chỉ với 3 đòn : đấm thẳng, đấm vòng (hook/swing), đấm móc (upper), dùng cho 2 tay. Boxing thật sự đơn giản nhưng hiệu quả cực kì. Không cần phải hoa mỹ trong đòn đánh, không cần chú ý vào các điểm yếu, các huyệt  trên cơ thể. Với Boxing điểm yếu là mặt và bụng, cứ đấm vào đâu cũng được, chỉ cần đối phương gục xuống là cơ hộ chiến thắng rất cao. Ngoài việc sử dụng đôi tay, khi tập Boxing việc làm của đôi chân và thân người là cực kì quan trọng, di chuyển, né đòn và phản công là những thứ làm nên sự hiệu quả trong các trận đấu.

Ông vua knockout – “Iron” Mike Tyson

 

Với các pha che chắn ở những điểm dễ gây chân thương nhất trên cơ thể, các động tác né đòn hiệu quả khi bị dồn vào góc đài những vẫn thoát ra được, tay vẫn có thể phản công đầy bất ngờ, và nhất là những cú đấm được tính toán kĩ lưỡng khi tung ra với đường đi ngắn nhất đến đối thủ, hay những độ xoáy của các múi cơ giúp sức mạnh trong đòn đấm được phát huy mạnh nhất, một đòn tung ra kết hợp đầy đủ của cả cơ thể, khi đó tốc độ và sức mạnh sẽ được đẩy lên cao nhất.

 

Hầu hết mọi người cho rằng Boxing quan trọng nhất là đôi tay. Nhưng thật sự, cái hay lại nằm ở đôi chân. Cú đấm trong Boxing, lực thật sự xuất phát từ chân, chấn đến là tay đến. Và bạn chả biết làm gì ai khi chỉ biết đứng im một chổ, hoặc di chuyển lung tung không có một bài bản nhất định, và trong Boxing người ta trả đôi chân lại đúng trách nhiệm của nó, không cần phải tấn công như đá, đạp, lên gối,… mà chỉ là di chuyển thôi.

Với việc duy chuyển bằng mũi chân, giúp cho bạn chủ động hơn trong chiến đấu, áp sát đối phương với chỉ một bước, hay bật ra xa khi thấy nguy hiểm, đó là khoảng cách chiến đấu an toàn, điều này thật sự quan trọng không chỉ ở Boxing mà ở bất cứ môn võ thuật nào. Và khi đã quen được với việc duy chuyển, việc làm quen với các cú đấm là điều tất nhiên. Với 3 đòn đấm cơ bản cho hai tay, rồi kết hợp chúng với nhau thành một tổ hợp đòn như: Trái –  phải – swing hay móc trái – thẳng – phải,… Một trong các bài tập quan trọng nhất trong Boxing là “shadow”, ở Việt Nam hay dùng từ là “đấm gió”, bạn phải tự tưởng ra đối thủ, như hình bóng trước mặt mình, di chuyển và đấm ba phút như trong thi đấu thật, khi đó bạn mới có một tư duy ra đòn và di chuyển né tránh, phản xạ trong đầu. Đây là bài tập bắt buộc với bất kì ai tập Boxing phải làm, nó là cái cơ bản nhất, giúp chúng ta có một nền móng vững chắc về kĩ thuật. Song song với việc tập kĩ thuật, thể lực là điều không thể thiếu.

images

Trong bất kì môn thể thao nào, thể lực cũng là thứ cốt lõi nhất, giúp chúng ta thi đấu, thực hiện các bài tập kĩ thuật khó khăn. Ở Boxing, ngoài việc tập thể lực cơ bản như chạy bền, chạy biến tốc,… thì các bài tập như bật cóc, đi xe bò, kéo dây, chạy kết hợp với đấm, đám gió với tạ tay và quan trọng nhất là chống đẩy,… là những thứ không thể thiếu. Tuy nhiên càng về sau, việc thể lực được tăng lên một cách nhanh chóng giúp bạn có thể kéo dài sức và tăng tốc độ đáng kể của thân hình cùng với cú đấm trong bài tập kĩ thuật. Hãy chú ý về thể lực chuyên môn, không có thể lực, bạn không thể thực hiện tốt các bài tập, đây là một trong những yêu cầu bắt buộc của thể thao, nếu bạn muốn nó thật sự hiệu quả.

Và Boxing là một môn thể thao, vì thế có đầy đủ các bài tập Gym làm sao để hiệu quả và phù hợp nhất, giúp cho đòn đánh mạnh hơn, nặng hơn và cơ thể chịu đòn tốt hơn. Các bài tập về ngực, tai, chân, xô, bụng, chân giống hệt Gym, chỉ khác ở chổ, các Boxers cần không phải là kiểu cơ bắp nổi lên cuồn cuộn như kiểu Amold Schwarzenegger hay The Rock, to như vậy chi có tác dụng duy nhất là đòn đánh rất mạnh, chịu đòn rất tốt. Nhưng đổi lại, sự nặng nề là điều không thể tránh được với cơ bắp như vậy. Sẽ là một điều đáng thất vọng nếu bạn đấm mạnh nhưng không nhanh, chỉ được vài phút là vai mỏi nhừ, khi đó bạn chỉ là cái bao cát cho đối thủ.

haye

Với Boxing, sự săn chắc của từng múi cơ mới là quan trọng nhất. Với cơ địa của đa phần người Việt Nam chúng ta nói riêng và người châu Á nói chung, việc cơ bắp cuồn cuộn chưa hẳn đã đẹp. Một thân hình cần đối, nổi lên chỉ có cơ chứ không hề có 1 tí mỡ, cứng cáp cộng thêm cơ bụng 6 múi săn chắc mà đấm vào như không, chẳng phải tốt hơn sao ? Tập Gym trong Boxing đi sâu vào cái cốt lõi bên trong cơ thể của bạn, đó là sự khỏe mạnh, dẻo dai của từng múi cơ. Vẫn với các bài tập bình thường, như đẩy tạ, kéo xô, gánh tạ,… Boxing yêu cầu phải làm tốc độ, thật nhanh, chính xác. Chiri khi tập nặng, lúc đấy cần cơ bắp phát triển, mới làm như một bài tập tạ. Ngoài ra, hãy chú ý đến việc ăn uống. Một vận động viên Boxing, thì chỉ cũng như một người tập thể thao, đạm, protein, nước khoáng, vitamin là những thứ cần thiết cực kì. Hạn chế đồ có gas, hãy ăn nhiều hơn hoa quả, uống nhiều nước và quan trọng đừng nên hút thuốc lá bởi vì phổi sẽ không chịu được các bài tập cần sức bền.

Việc tập Boxing đòi hỏi phải duy chuyển nhiều trong lúc luyện tập, toàn thân sẽ phải vận động với những cú đấm, né đòn, cộng thêm các bài tập về thể lực, nhảy dây là một bài tập đốt mỡ hiệu quả nhất, nhảy dây sẽ giúp đốt mỡ đến mọi điểm trên cơ thể của bạn, kèm theo một thân hình cực cân đối. Nhưng nhảy dây trong Boxing không giống như nhảy chúng ta nhảy dây thời còn đi học, hay tập ở nhà, nó thực chất là một bài thả lỏng, tuy nhiên hiệu quả của nó với giảm cân sẽ rất lớn nếu bạn duy trì nhảy lâu, ít nhất trên 15 phút. Nhảy dây kết hợp với chạy bước nhỏ, nâng cao gối, gót chạm mông, vắt chép, nhảy đúp 2 cái 1… sẽ làm việc đốt mỡ cực kì hiệu quả, cộng thêm cổ chân rất khỏe.

Nhảy giúp giảm cân, di chuyển uyển chuyển hơn và có cổ chân khỏe hơn
Nhảy giúp giảm cân, di chuyển uyển chuyển hơn và có cổ chân khỏe hơn

Một chi tiết khá thú vị nữa là, khi một vận động viên Boxing phải ép cân thi đấu, trong tập luyện họ hầu như uống rất rất ít nước,chỉ một vài ngụm nhỏ để cổ họng không bị khô. Tất nhiên không thể so sánh với một người boxer chuyên nghiệp, nhưng hãy thử uống ít nước hơn trong các buổi tập xem, các bạn sẽ thấy hiệu quả hơn hẳn nếu cứ hơi khát là ra uống nước ừng ực.

Boxing là một môn thể thao mạnh mẽ, tốc độ và tàn bạo. Vì thế nên chuyện chấn thương trong tập luyện là không thể tránh khỏi. Chuyện đau vai, đau mu bàn tay, trật khớp xương ngón tay hay căng cơ, chuột rút hay thâm tím mặt mày là chuyện thường gặp trong Boxing nếu không tạp đúng kĩ thuật hay coi thường chuyện thả long cơ. Hãy chọn cho mình những nơi tập Boxing chuyên nghiệp.Ở đó người huấn luyện bạn là người có trình đọ chuyên môn, có bằng cấp huấn luyện trong boxing, hay ít nhất đó cũng từng là vận động viên boxing. Với kinh nghiệm của mình, họ sẽ iguso bạn giảm bớt chấn thương, và điều quan trọng là họ đã từng trải qua các trận đấu, họ sẽ hiểu rõ hơn bạn cần làm gì trong tập luyện và chiến đấu, sẽ hô hào khi bạn chậm chạp, sửa lại từng kĩ thuật sai khi bạn tập, di chuyển hay giơ lăm pơ (punch mitts) cho bạn đấm mệt là thôi.

Theo: Mannup.