Lịch sử Thiếu Lâm Tự (Kì 3)

Ngoài phần quyền pháp Thiếu Lâm phái cũng có dư thập bát ban võ nghệ dạy đủ 18 món binh khí thông thường và thập nhị phân cơ với 12 món binh khí đặt biệt do các cao thủ Thiếu Lâm khám phá chế biến sau này.

Đúng theo Thiếu Lâm thì mỗi môn võ khí đều được luyện tập đều đặn cả hai tay. Võ khí Thiếu Lâm nhiều hơn số võ khí thông thường rất nhiều nhưng họ ít xài vì đem theo lè kè bất tiện, nhưng từ trung đẳng họ phải học đủ 18 thứ thông thường để lưu truyền và bất cứ lúc nào xài cũng được.

Ở cấp bậc trung đẳng môn đồ được học thêm về y lý, y dược, các môn phổ thông.

Qua cao đẳng họ phải hoàn tất toàn bộ công phu do tổ sư để lại, nghiên cứu 72 tuyệt kỹ sau này và các công phu khác phái, các danh tác võ công, binh pháp…

Từ cấp này muốn lên cấp kia họ phải họ phải qua một kỳ khảo hạch gọi là chuyển cấp khảo thí. Mỗi cấp có nhiều năm, mỗi năm họ phải thi lên năm gọi là thường niên đăng bảng, hay tiểu cấp khảo thí.

Dù ở cấp nào, thường niên hay chuyển cấp, đầu tiên họ phải trình bày về phần đạo hạnh, gồm giáo lý nhà Phật môn qui, xử thế, đức hạnh. Được phần này rồi họ mới được qua phần thứ hai : khảo luyện về phương pháp khổ luyện công phu tổng quát và biểu diễn những gì mà mình đã thâu nhận được.

Phần thứ ban phải giao đấu ngang tay với một môn đồ ở cấp bực mà mình muốn lên trong 200 hiệp từ quyền cước đến võ khí.

Hoàn toàn các phương diện kia môn sinh mới được đặc cách chấm đậu.

Nếu có một môn đồ nào âm thầm khổ luyện đấu thăng cấp trên của mình sẽ được vượt bật khen thưởng nhưng đó là trường hợp ngoại hạng ít có vì các vị cấp trên cũng luôn luôn tập luyện để giữ địa vị mình ; đấu ngang tay đã khó lắm rồi.

Qua hết trung đẳng, muốn xuống núi phải trãi qua một cuộc khảo hạch gay go hơn, được thử thách toàn diện, phải qua một đoạn đường nhiều chướng ngại. Người môn đồ phải vận dụng công phu bản lãnh, trí thông minh, lòng nhân đạo, cách sử thế mới được sư trưởng chấp nhận đề nghị với Hội đồng giám khảo chứng minh là môn đồ Thiếu Lâm chính thức hạ sơn, và theo luật của Thanh Triều : các võ phái báo cáo với chính quyền địa phương về số môn đồ hạ sơn hàng năm ở cấp bực nào, không như trước kia chỉ thông báo với các chi nhánh Thiếu Lâm địa phương và các võ phái bạn.

shaolin

Ngày xưa sự chứng nhận chỉ có thể với một tờ giấy chứng minh.

Chúng tôi có đọc nhiều tác phẩm ngoại quốc cũng như nhiều huyền thoại bảo rằng môn đồ Thiếu Lâm hạ sơn được xâm vào mình những dấu hiệu đặc biệt như con rồng xanh đỏ uốn khúc ở bụng, hoặc cành mai hoa ở tay, hoặc hai chữ Thiếu Lâm ở hai bàn tay khi vận nội ngoại công phu bưng chiếc lư đồng nặng ngàn cân, nóng bỏng… hoặc nung một mãnh sắt có hình mái chùa cong cong rồi in vào đùi. Tất cả những truyền thống trên chúng tôi không tìm thấy ở những sách vở liện hệ đến Thiếu Lâm mà chung tôi sưu tầm được.

shaolin kungfu

Về máy móc thì Bộ Thiếu Lâm hậu luận có ghi lại rằng triều nhà Nguyên vua Văn Tông – Huyền Không sư trưởng nương theo họa đồ của Đạt Ma Tổ Sư để lại, chế ra mộc nhân mộc mã tất cả 108 cặp người ngựa bằng gỗ , được đặt trong một hành lang nhỏ hẹp khi điều khiển động cơ 108 cặp nhân mã này đánh ra 108 thế võ nhất định, môn sinh môn trúng tuyển trung đẳng trong phần võ thuật phải qua hết lối này. Hoặc né tránh, hoặc đỡ gạt thế nào để đừng bị đánh gục hay chỉ bị phớt nhẹ cũng phải ở lại luyện thêm 3 tháng, bao giờ qua lọt mới thôi.

thieu lam tu

Chỉ có độ máy nhân mã đó quan trọng và được ghi lại ngoài ra nhiều người còn truyền khẩu và diễn tả nhiều loại máy móc nguy hiểm khác nhưng không thấy lưu truyền trên sách vở chánh tông Thiếu Lâm nên chúng tôi không tin tưởng có thật.

Đó là tất cả những gì tổng quát toàn bộ võ công Thiếu Lâm Tự.

Vothuat.info (sưu tầm)