Mối tương quan thú vị giữa Phượt và Võ thuật

Phượt (du lịch bụi) hiện đang là trào lưu mới trong giới trẻ, hình thành những “cộng đồng xê dịch” có tổ chức, quy mô và hệ thống kỹ năng riêng biệt. Điều thú vị rằng có không ít người trong cộng đồng võ thuật, bao gồm cả những tên tuổi nổi tiếng cũng tham gia Phượt. Liệu giữa hai niềm đam mê Phượt và Võ thuật cũng có những điểm tương đồng?

Tây Sơn Bình Định và nét văn hóa nhạc võ

Liên hoan Võ thuật Quốc tế 2016: Lời chào văn hoá đến từ tinh thần thượng võ

KHÁM PHÁ NHỮNG ĐIỀU MỚI LẠ

Điểm chung đầu tiên và rõ ràng nhất giữa Phượt và Võ thuật đó là khả năng khám phá những điều mới lạ. Nếu như những người đi Phượt là “thổ địa” về mọi thứ như đường đi, cảnh quan đẹp, nơi ăn chốn nghỉ, các địa điểm vui chơi cũng như hàng loạt kỹ năng như lái xe, sửa xe, cứu thương, tổ chức hành trình… thì việc luyện võ cơ bản cũng là một hành trình khám phá khả năng bản thân thông qua việc rèn luyện thể chất và khả năng đối kháng.

Phượt là khám phá những điều mới lạ.
Phượt là khám phá những điều mới lạ.

Đó có thể là một sự khám phá thụ động (được dẫn theo đoàn phượt/ được thầy hướng dẫn kỹ thuật) nhưng cũng có rất nhiều sự khám phá chủ động. Đối với người phượt, đó là những phút ngẫu hứng off-road để leo lên những quả đồi ít người đặt chân đến để rồi vô tình nhìn thấy cảnh đẹp. Đối với người luyện võ, đó là những khoảnh khắc “mừng như bắt được vàng” khi vô tình hiểu được một kỹ thuật khó.

CAN ĐẢM VÀ BẢN LĨNH

Không ai có thể phủ nhận Phượt là đối mặt với khá nhiều khó khăn, thậm chí là nguy hiểm. Từ những việc khó chịu nhỏ nhặt như hư hỏng xe cộ cho đến tai nạn giao thông, người đi phượt cần có sự can đảm nhất định để sẵn sàng cho hành trình của mình. Võ thuật là đối mặt với va chạm như… cơm bữa, và dĩ nhiên nó không dành cho người thiếu can đảm.

Trương Đình Hoàng, một trong những tay đấm tài năng nhất làng Boxer Việt Nam cũng là fan cuồng của xe và phượt.
Trương Đình Hoàng, một trong những tay đấm tài năng nhất làng Boxing Việt Nam cũng là fan cuồng của xe và phượt.

Điều thú vị rằng sự can đảm và ý thức nguy hiểm đó cũng tạo nên điều tương đồng kế tiếp: Ý thức rèn luyện bản thân để phòng tránh nguy hiểm. Với người đi phượt, đó là trang bị kỹ năng lái xe, cứu thương, sửa xe… còn với người võ là y học thể thao, là các kỹ năng tránh chấn thương hay nguy hiểm khi tập luyện – thi đấu.

HẠNH PHÚC Ở VEN ĐƯỜNG, KHÔNG PHẢI ĐÍCH ĐẾN

Có ai đó đã từng nói thế này trong cộng đồng phượt: “Đi phượt là trải nghiệm hành trình nhiều hơn đích đến”. Sự thật rằng hầu hết các kỹ năng, các thú vui và ấn tượng lớn nhất khi đi phượt lại tập trung trên hành trình xê dịch chứ không phải đích đến cuối cùng.

Chàng VĐV Taekwondo "một rổ huy chương" Nguyễn Đình Toàn cũng nổi tiếng trong giới Biker và phượt.
Chàng VĐV Taekwondo “một rổ huy chương” Nguyễn Đình Toàn cũng nổi tiếng trong giới Biker và phượt.

Trong võ thuật cũng không tồn tại một đích đến thực sự. Bạn có thể hoàn thành một bài quyền hôm nay nhưng ngày mai đối mặt với điều khó hơn. Bạn có thể là một nhà vô địch quốc gia nhưng những đấu trường khu vực vẫn đang chờ. Bạn không bao giờ đạt được đến thứ gọi là “đích đến cuối cùng” trong võ thuật. Kể cả khi bạn có đặt ra nó, bạn cũng sẽ đặt ra cái khó hơn sau khi chinh phục được nó. Điều tuyệt vời của võ thuật là hành trình bạn đeo đuổi nó, từng bước khám phá ra những điều hay và để nó trở thành một phần trong cuộc đời mình.

YÊU THÍCH SỰ TỰ DO

Võ thuật là một điểm giao nhau thú vị giữa kỷ luật và sự tự do. Một khi đã đạt đến trình độ nhất định, bạn sẽ nhận thấy võ thuật như một đại dương kiến thức, nơi bạn có thể tự do tìm ra lối đi cho riêng mình để phát triển khả năng cá nhân dựa trên nền tảng kiến thức chung.

Còn với những người yêu phượt thì có lẽ không cần bàn thêm nhiều về sự tự do nữa!

Nói về "người võ mê phượt" thì không thể không nhắc đến chàng võ sư - diễn viên đậm chất phong trần Johnny Trí Nguyễn.
Nói về “người võ mê phượt” thì không thể không nhắc đến chàng võ sư – diễn viên đậm chất phong trần Johnny Trí Nguyễn.

Y.N