Phụ nữ Nhật và câu chuyện về nữ sumo

Hình ảnh những võ sĩ Sumo với thân hình khổng lồ đã quá quen thuộc khi nhắc đến Nhật Bản. Nhưng đa phần môn võ này chỉ dành cho nam giới nhưng về nữ giới liệu có nữ võ sĩ Sumo tồn tại?

Khi giải nghệ, các võ sĩ Sumo làm gì?
Khám phá 1 ngày khổ luyện của những võ sĩ Sumo

Đối với người Nhật, môn võ Sumo được coi là quốc võ. VÌ vậy, rất được người Nhật tôn vinh và coi trọng. Bởi lẽ đó nên theo quan điểm văn hóa Nhật, chỉ có nam giới mới xứng đáng được đứng trên võ đài cao quý này thi đấu. Còn những người phụ nữ vốn bị cấm tham gia môn võ này.

Người Nhật thời xưa đã có quan điểm cho rằng cơ thể của nữ giối không phù hợp với môn võ quốc này. Nên việc xuất hiện nữ giới trên sàn đấu Sumo hầu như là không có, thậm chí một quan chức có quyền hạn cũng không thể bước chân lên sàn đấu này.

Nếu như Nhật Bản có cái nhìn hà khắc với phụ nữ trong môn võ cổ truyền này, thì nữ sĩ sumo thực chất đã tồn tại trong xã hội phong kiến Trung Quốc rất xa xưa. Thời Tống, các nữ sumo được gọi là các võ sĩ giác lực, về sau đổi tên thành võ sĩ đấu vật.

Một nữ võ sĩ nữ Sumo thời xưa. Đây là một trong những tấm hình hiếm hoi về nữ võ sĩ Sumo thời xưa.
Một nữ võ sĩ nữ Sumo thời xưa. Đây là một trong những tấm hình hiếm hoi về nữ võ sĩ Sumo thời xưa.

Và môn võ này được xem là một hình thức giải trí rất được ưa chuộng trong xã hội phong kiến. Không chỉ thịnh hành ở triều Tống, thời Tam Quốc cũng có loại hình đấu võ này. Các đợt tuyển mỹ nữ vào cung thường chọn đến 5.000 người. Để tận dụng mua vui cho hoàng tộc, tầng lớp thống trị bèn nghĩ ra hình thức đấu võ dành cho các cung nữ. Để tham gia trò chơi này, các cung nữ thời xưa phải lột bỏ xiêm y diêm dúa điệu đà, nên môn võ này còn có tên gọi dân dã khác là “lõa hý”. Phần thưởng dành cho các nữ đấu sĩ là ngân lượng do vua ban tặng.

Điển hình như bà Fusae Ohta nữ thị trưởng của thành phố Osaka, từng yêu cầu được bước lên sàn đấu Sumo để trao giải thưởng cho nhà vô địch của một giải đấu. Tuy nhiên, nguyện vọng này của bà Ohta đã bị khước từ thẳng thừng.

Chính vì những quan niệm trên nền hình ảnh về võ sĩ nữ Sumo Nhật Bản là cực kỳ hiếm hoi.

Luật lệ đã được phá bỏ.

Tưởng chừng như luật lệ hà khắc đã tồn tại từ xa xưa này được giữ nguyên đến tận bây giờ. Nhưng bất ngờ vào năm 2002, một giải đấu Sumo lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm của môn võ này. Lần đầu tiên một trận đấu của nữ giới đã được tổ chức trên sàn đấu này.

Dưới sự đấu tranh của nhiều người, Sumo ở Nhật đang dần phát triển trong cộng đồng nữ giới, đặc biệt là ở các trường học. Sayaka Matsuo, một nữ võ sĩ Sumo trẻ 19 tuổi, cho biết cô thừa hưởng niềm đam mê đấu Sumo từ cha cô, một võ sĩ sumo thực thụ.

Một giải đấu Sumo giữa hai nữ võ sĩ.
Một giải đấu Sumo giữa hai nữ võ sĩ.

Hãng tin AFP dẫn lời Matsuo: “Tôi đến với sumo như một sở thích từ nhỏ. Tôi đã phải chịu nhiều áp lực từ cha mình và tôi mong muốn có một ngày sẽ vô địch Giải vô địch Sumo thế giới dành cho phụ nữ”. Chỉ nặng 60kg, hằng ngày Matsuo phải đấu tập với những người có trọng lượng gấp 2,5 lần cô (khoảng 150kg).

Thành phố Aomori, Nhật Bản trở thành nơi đầu tiên trên đất nước Mặt trời mọc này đăng cai tổ chức Giải vô địch Sumo quốc tế đầu tiên dành cho nữ giới. Đây là một bước ngoặt lịch sử đánh dấu cho sự xuất hiện của nữ giới trên sàn đấu Sumo.

Sự khác biệt giữa võ sĩ Sumo nam và nữ:

Một phần lý do khiến Sumo không được cho phép với phụ nữ Nhật Bản là bởi lượng thức ăn khổng lồ mà mỗi võ sĩ Sumo phải nạp vào, bị xem là quá mức với phụ nữ. Thêm vào đó, ăn nhiều như vậy cũng tạo nên vấn đề về tài chính. Phụ nữ Nhật vốn không được ủng hộ thi đấu Sumo nên cũng không nhận được nhiều sự hỗ trợ tài chính của gia đình và xã hội. Do điều kiện không có nên những võ sĩ nữ thường có chế độ ăn kém chất lượng hơn những võ sĩ nam.

Trang phục, các Sumo nữ xuất hiện trong bộ quần áo đặc trưng có phần ngực được che chắn cẩn thận để tránh những chấn thương có thể xay ra ở khu vực này. Ngoài ra còn có những điểm khác biệt khác trong trang phục thi đấu của nữ Sumo và nam Sumo.

Một nữ võ sĩ Sumo với trang phục thi đấu được che chắn cẩn thận.
Một nữ võ sĩ Sumo với trang phục thi đấu được che chắn cẩn thận.

Điển hình như võ sĩ Sumo nữ không được dùng đầu để tấn công đối thủ. Trong các vòng thi đấu của nữ đều được phân hạng cân, vì vậy võ sĩ nữ không nhất thiết phải đạt được một thể trọng khổng lồ như những nam đồng nghiệp của mình.

Hiện tại, Sumo cho nữ giới vẫn chưa được thừa nhận chính thức ở Nhật Bản khi các giải đấu dành cho nữ chỉ nằm trong khuôn khổ nghiệp dư. Dù vậy, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các CLB đào tạo Sumo cho nữ, số lượng nữ võ sĩ Sumo ở Nhật sẽ tăng đáng kể trong tương lai.

Ngày nay, càng có nhiều nữ giới tham gia tập luyện Sumo
Ngày nay, càng có nhiều nữ giới tham gia tập luyện Sumo

Sumo đang được Nhật Bản đề nghị đưa vào hạng mục thi đấu chính thức tại Olympic nên ngày càng nhiều phụ nữ, kể cả các bé gái tại nhiều quốc gia tham gia luyện tập môn thể thao truyền thống này.

Đại Nam (tổng hợp).