Tìm hiểu về nghi lễ cưỡi ngựa bắn cung của những Samurai Nhật Bản (kì 2)

Ở Nhật, Cung tên cũng như kiếm, được coi là biểu tượng của uy thế và chính quyền. Hiệp sĩ đạo (Bushido) cũng còn được gọi là Kyuba no michi (mã và cung đạo). Tiếp theo kì 1, mời các bạn cùng VoThuat.vn tiếp tục theo giỏi kì 2 của nghi lễ bắn cung Yabusame

>>>Tìm hiểu về nghi lễ cưỡi ngựa bắn cung của những Samurai Nhật Bản (kì 1)<<<

Chiến tranh Genpei (1180-1185) giữa 2 thị tộc Heike và Genji có rất nhiều sự kiện oai hùng còn tồn tại tới ngày nay. Trong trận đánh Yashima, phái Heike thua trận và phải rút quân bằng đường bể. Trong khi chờ gío suôi chiều, phái Heiki phải đương đầu với kỵ bing Genji ở trên bờ. Trong 1 cuộc thách thức hào hiệp, nhóm Heike đã cột 1 cái quạt giấy làm bia và cheo lên đầu cột buồm.

pt429

Kiếm sĩ Nasu Yoichi nhận sự thách thức đó và phi ngựa xuống biển để bắn cái bia quạt đang lắc lư theo nhịp sóng. Tên của hắn đã trúng đích và 1 tiếng reo hò vang lên từ cả 2 phe. Sau đó kiếm sĩ đó được thưởng và lên chức quan (Daimyo. Daimyo là những quan có thu nhập hơn 50.000 bị gạo).

Trường phái Yabusame

Có 2 trường phái chính trong lịch sử Yabusame. Takeda ryu và Ogasawara Ryu.

Trường phái Takeda ryu là trường phái lâu đời nhất, được Minamoto Yoshiari thành lập vào thế kỷ thứ 9 dưới sự lãnh đạo của vua Uda.

Trường phái kia, Ogasawara Ryu, được Ogasawara Nagakiyo thành lập vào thế kỷ thứ 12 dưới sự chỉ dạy của shogun Minamoto Yoritomo.

une-discipline-qui-exige-une-rapidi
Cho tới giờ, 2 trường phái này vẫn còn ” ganh ” nhau và bên nào cũng nói mình là chính gốc. Trường phái Takeda ryu dạy Kyuaba-jutsu, kỹ thuật cưỡi ngựa bắn tên.

Tài tử diện ảnh Toshiro Mifune, cũng là 1 học trò của phái này.
Tài tử diện ảnh Toshiro Mifune, cũng là 1 học trò của phái này.

Trường phái Takeda ryu dạy Kyuaba-jutsu, kỹ thuật cưỡi ngựa bắn tên. Ngoài kỹ thuật này ra, Takeda ryu cũng chỉ cách dùng thương Naginata và kiếm khi cưỡi ngựa. Phái này đã cộng tác với rất nhiều hãng phim và chương trình truyền hình. Mấy phim nổi tiếng nhất, nên ghi nhận “7 samourai” và “Kagemusha” của Akira Kurosawa.

Kỹ thuật cưỡi ngựa bắn tên

Thật ra kỹ thuật cưỡi ngựa bắn tên này được truyền từ thời xưa tới nay trong trường phái Takeda ryu bao gồm 3 kỹ thuật: Yabusame, Kasakage và Inuoumono.

Takeda ryu là trường duy nhất dạy 3 kỹ thuật theo truyền thống và có tính chất lịch sử này của thời kỳ Yorimoto.

Yabusame được coi như 1 nghi lễ long trọng từ thời kỳ Kamakura và Muromachi. 2 kỹ thuật kia bớt nghi thức hơn và được “thực chíên” hơn.

Nghệ thuật Kasagake khó hơn Yabusame. Nhiều người gọi Kasagake là “bắn nón tre”. Những tấm bia bị che bởi 1 hàng rào tre và người kỵ binh chỉ có thể nhả tên khi hắn thẳng góc với tấm bia. Khi phi ngựa, thời gian để bắn chỉ là một tích tắc.

Tại sao Kasakage lại khó như vậy và tại sao lại gọi là bắn nón tre? Hồi xưa, lính mặc giáp che hết cơ thể. Chỉ có 1 chỗ hở duy nhất là mặt và đầu cũng đội nón. Chính vì vậy người dùng tên chỉ có 1 thời gian rất ngắn để nhắm và bắn vô mặt, ngay dưới non (Mabisashi).

historique-armure-samourai1

Parts20of20the20kabuto

Để tập Kasakage, trường Takeda có nhiều cách tập. Bia đủ cỡ được gắn khắp mọi nơi chứ khg phải ở 1 độ cao nhất định.

Theo lịch sử Nhật, nghệ thuật bắn cung của Nhật được rèn luyện rất chu đáo và bắn rất chính xác. Trong 1 trận chiến quanh hồ Biwa, kiếm sĩ Yoshinaka Kiso đã bị bắn ngay giữa 2 mắt khi ông quay đầu sang nói chuyện với nguyên xoái Kanehira Imai. Xạ thủ là 1 chuyên gia về Kasagake. Sự tích này đã được vẽ lại trên 1 tấm màn. 1 nhân vật nổi tiếng khác, Yoshisada Nitta cũng qua đời trong 1 trường hợp tương tự trên 1 cánh đồng ở Hokuriku.

Kỹ thuật Inuoumono bây giờ khg còn được tập nữa vì quá dã man. Thời xưa, kỹ thuật này là thực chiến nhất vì người kỵ binh vừa phải cưỡi ngựa và bắn địch quân đang di động. Trong kỹ thuật này người xử dụng cung phải bắn tên vào 1 số bia di động ở mọi hướng, trước, sau, phải, trái. Chỉ có 1 hướng khg bắn được là góc 90 độ với tay cầm tên.

Hồi xưa khi tập Inuoumono, các kỵ binh thả cỡ 10 con chó ra và rượt bắn mấy con chó đó. Lúc đầu thì họ bắn chết chó, nhưng về sau họ “nhân đạo” hơn nên khg dùng tên với mũi nhọn mà dùng tên với mũi tròn và cũng mặc “giáp” cho chó. “Giáp” này là mấy cái áo vải độn rơm cho chó đỡ đau …

arrowheads

Những Samourai của thời thượng cổ cũng rất thích săn bắn. Đối với họ, khi bắn trúng 1 con mồi như nai, heo rừng cũng khg khác gì giết 1 địch thù. Thử thách của họ khg phải chỉ bắn chết 1 con thú rừng khg, nhưng phải bắn ngay chỗ hiểm.

Tuy khg còn thi đua nữa nhưng kỹ thuật này vẫn còn được dạy ở trường phái Takeda ryu.
Tuy khg còn thi đua nữa nhưng kỹ thuật này vẫn còn được dạy ở trường phái Takeda ryu.

Còn tiếp…

Trí Minh (tổng hợp)