Võ thuật Nhật trong binh thư cổ truyền (kì 1)

Người Nhật xưa với tầm vóc khiêm tốn của mình nhưng có thể ngang dọc khắp thiên hạ, đánh chiếm khắp châu Á… Và rất nhiều môn võ đạo đã trở nên phổ thông trên toàn thế giới như Karatedo, Judo…Vậy chắc rằng người Nhật có một triết lý võ học sâu sắc từ xa xưa.

> Cung đạo – nghệ thuật của sự chính xác, tinh tế và nhân phẩm của con người

> Thám hiểm nơi đào tạo võ Thiếu Lâm huyền thoại

> Võ thuật Nhật trong binh thư cổ truyền (kì 2)

1.6

Vì do yếu tố lịch sử và hoàn cảnh địa lý cách xa Việt Nam nên binh thư Nhật Bản hầu như không được người Việt biết tới. Nhưng vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16 có một tay kiếm khách lừng danh là Miyamoto Musashi (Cung Bản Vũ Tàng), sau một thời gian tung hoành ngang dọc không có địch thủ, Musashi đã lui về ẩn dật và viết cuốn Ngũ Đại Kỳ Thư (The Book of Five Rings). Vì bản thân Musashi là một kiếm sĩ, một điêu khắc gia, một nhà thư pháp và một thiền sinh, nên Ngũ Đại Kỳ Thư bao gồm những tư tưởng lớn về triết lý nhân sinh, võ học và đạo học. Về thực chất Ngũ Đại Kỳ Thư không phải là một cuốn binh thư dạy cách bày binh bố trận nhưng những tư tưởng lớn của nó có thể sử dụng để chiến thắng hàng ngàn quân địch ở chiến trường, hoặc để chiến thắng một cuộc đấu kiếm sanh tử và trên hết là để chiến thắng cái bản ngã “ta” trong mỗi con người.

Ngũ Đại Kỳ Thư gồm 5 cuốn sách: Địa Thư (The Earth Book), Thủy Thư (The Book of Water), Hỏa Thư (The Fire Book), Phong Thư (The Wind Book) và Không Thư (The Book of Emptiness). Ngày nay người Nhật Bản sử dụng rộng rãi Ngũ Đại Kỳ Thư giống như người Trung Hoa và người các nước phương tây dùng Tôn-Ngô binh pháp trên thương trường lẫn kinh tế, chính trị, ngoại giao và đặc biệt là áp dụng Tôn-Ngô binh pháp vào võ thuật.

Giới thiệu tổng quát về Ngũ đại kỳ thư

256

Ngũ đại kỳ thư (the book of five rings) do Miyamoto Mushashi (Cung Bản Vũ Tàng) viết vào đầu thế kỷ thứ 16. Sách gồm năm phần, tên của mỗi phần dựa vào năm đại của Phật Giáo: Địa đại, Thủy đại, Hỏa đại, Phong đại, và Không (emptiness). Đáng lẽ theo quan niệm của Phật Giáo (Zen Buddhism) thì không đại thuộc về không khí (air) nhưng Mushashi lại chọn không là emptiness thuộc về không tánh (chân không, diệu hữu, giải thoát, giác ngộ …) Phần đầu của cuốn sách là Địa thư (the book of earth), tác giả đặt nền móng cho sự học hỏi kiếm đạo. Thủy thư (the book of water), giảng giải phương pháp và chiến thuật để tranh thắng. Hỏa thư (the book of fire)dạy cách chiến đấu dựa trên nguyên lý của Địa thư và Thủy thư. Phong thư (the book of wind) phân tích sự khác biệt giữa kiếm thuật của Mushashi và các trường phái khác. Không thư (the book of emptiness) giảng giải thực tướng của vạn vật qua không đạo và cảnh giới tối cao của kiếm đạo.

Đón đọc phần 2: Áp dụng Thủy thư vào chiến đấu của võ thuật

Trần Tâm (sưu tầm)