Võ thuật Trung Hoa và những môn phái ít được nói đến (kì 1)

Trung Quốc – cái nôi của võ học cổ truyền luôn sản sinh ra nhưng môn phái và những con người kiệt suất. Các dân tộc thiểu số ở đây cũng vậy, họ có những nét văn hóa riêng, tuy không phô trương, ít tham gia các kì đại hội lớn…nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều điều bổ ích, đáng ngẫm suy!

Nóc nhà thế giới và nền võ thuật Khương Tạng

Có một tộc người du mục sinh sống tại nơi được mệnh danh là nóc nhà thế giới, đó chính là người Tạng, những đứa con trên cao nguyên. Cao nguyên Thanh Tạng, xứ sở của những con người thần kì cũng như mảnh đất và nền văn hoá nơi đây đã dung dưỡng ra họ. Tất cả những điều ấy đã sinh ra một thứ võ thuật mà ai cũng phải tấm tắc khen ngợi.

Võ thuật Khương Tạng  có từ rất lâu đời
Võ thuật Khương Tạng  có từ rất lâu đời

Từ thời Tần Hán xa xưa, những người Khương sinh sống trên cao nguyên Thanh Tạng, qua quá trình săn bắt và đấu tranh, dần dần sản sinh ra nghành quyền phổ đặc thù của dân du mục- Khương thuật.

2

Theo sách “Tây Tạng chí” chép rằng: “Vào rằm tháng riêng, sau khi người Tạng cử hành nghi lễ tôn giáo thì có tổ chức thi đua ngựa, đấu vật và biểu diễn võ thuật…, lại đeo mặt nạ nhảy múa mừng việc tốt lành. “Cốc tràng tuần hành”, “Thiên hạn cầu vũ” hay trong lễ tế “Nga Bác”, trên thảo nguyên bao la, người người nghe tiếng tù và kéo đến, sau lễ tế là những cuộc đua ngựa, bắn tên, đấu võ, đánh vật diễn ra…Với việc thay thổi “Khương địch” bằng đánh trống cổ vũ, vua Thổ Phồn còn ra lệnh các võ sĩ chế tác những quả cầu hay tạ đá để tập luyện võ công. Đương thời Tây Tạng xuất hiện rất nhiều Câu tùng ba tức bảo tiêu, họ có tài giấu đao, cung, súng bắn đá, lao dây…

Ngày nay vẫn được duy trì và phát triển
Ngày nay vẫn được duy trì và phát triển

Ngày nay, trong ngôn ngữ của người Tạng vùng Thanh Tạng, có rất nhiều danh từ riêng có liên quan đến khí giới như Cổ lãng (giấu ngựa), Đả thập cát hậu ( Roi ngựa), Lạt chích (Đoản kiếm), Đa thập cát hậu (Dây thừng), Tắc tùng mộc đông (Tam soa), Đa hi hầu (Chuỳ dây), Đông (Mâu), Đại y (Cung tên), Ai thập kháp (Pháo đá), Đa nhật kết (Chày đuổi ma).v.v…

Có thể thấy lịch sử võ thuật Khương- Tạng có một truyền thống lâu đời nhưng ngặt một nỗi là do khuyết thiếu văn tự ghi chép cho nên hiểu biết về sự thay đổi phát triển còn hạn chế, những đội ngũ nghiên cứu như thế cần nỗ lực hơn nữa để ngày càng đi sâu hơn vào lãnh vực này.

Võ thuật dân tộc Dao

Trên một dải đất Hồ Nam Quế Lâm, một địa khu đa sắc tộc, người Dao là một tộc người chiếm đa số. Trước ngày giải phóng, đây là nơi ra vào của thổ phỉ cường đạo cướp của giết người. Để phòng thân, những người Dao đời đời truyền nhau luyện rèn võ thuật.

4

Đây cũng là nơi trốn tránh của những gia đình không chịu được thuế má hà khắc, trong số lưu lạc đó trà trộn vào những cao thủ võ nghệ mang theo nhiều môn công tới. Người Dao do đó đã chọn lọc ra những gì thực dụng, nghiên cứu hấp thu tinh hoa của các phái võ khác nhau, kết hợp với lối quyền thuật bản địa, hình thành những đòn thế dũng mãnh, thần tốc linh hoạt với tiếng hét phụ trợ tiêu biểu của dân tộc mình.

Đinh ba là một trong những khí giới chủ yếu của người Dao ( ảnh minh họa)
Đinh ba là một trong những khí giới chủ yếu của người Dao ( ảnh minh họa)

Đường quyền của người Dao ngắn nhỏ, tinh tế và dũng mãnh, một bài thường chỉ bao gồm mười mấy động tác nhưng vô cùng mạnh mẽ, chiêu thức đều ẩn chứa đủ mọi kĩ thuật công thủ phản biến. Chính vì đặc điểm đó mà chỉ trong một gian phòng có diện tích 10m là đã có thể thi triển công phu rồi. Khí giới chủ yếu của người Dao là côn Tề mi, cũng có thể thay bằng đòn gánh. Ngoài ra còn có song đao, Hổ bà hay đinh ba…Trên phương diện chiến đấu, người Dao đề cao vai trò của khéo léo và tốc độ nhằm thủ thắng, thường là vừa di chuyển vừa ra đòn, luồn lách nhập nội, đánh vào chỗ hiểm, thậm chí điểm huyệt.

Võ thuật dân tộc Dao mang đầy đủ tính chất điển hình của lối đánh nhập nội, cống hiến tất cả tinh hoa cho những người yêu thích võ thuật.

(còn tiếp)

Ly Nguyễn