Bạn biết gì về Muay Thái trong chiến đấu thực chiến?

Muay Thái là môn võ đầy khắc nghiệt, “ra đòn nhanh, hiểm, mạnh và khiến đối phương gục ngã càng nhanh càng tốt” chính là châm ngôn hàng đầu của các võ sĩ, vì thế họ thiên về tấn công nhiều hơn phòng thủ, khống chế đòn tấn công chứ không né. 

Trong môn võ này, việc bị thương trong 1 trận lôi đài là không thể tránh khỏi, bạn phải chịu đựng nó và “trả đủ” lại với đối thủ.

Muay Thái xuất xứ từ môn ‘Krabi Krabong’, một môn võ thuật của đất Xiêm (SIAM, Tên cũ của Thái Lan) thời xa xưa với môn võ chiến đấu của quân lính hoàng gia với kiếm ở tay phải, qua thời gian biến đổi với kỹ thuật chiến đấu bằng súng đạn tinh vi của Tây phương du nhập vào đất Thái, nghệ thuật chiến đấu bằng kiếm không còn nhu cầu cần thiết tập luyện trong quân đội nữa, môn võ thuật dần dần biến đổi và trở thành môn võ quen thuộc trong dân chúng, được giữ thành 1 bộ môn thể thao chiến đấu, và trở thành 1 niềm tự hào của người dân Thái.

Theo rất nhiều nhà nghiên cứu võ thuật, họ cho rằng nếu những môn võ thuần tấn công như Muay Thái khi giao đấu với các đối thủ của những môn võ thuần nhu, chuyên lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương như Thái Cực Quyền thì rất khó phân định thắng thua. Đặc biệt, với nhược điểm là sử dụng tay không, nên nếu áp dụng vào thực chiến, có thể Muay sẽ yếu thế hơn so với các loại võ được sử dụng binh khí như võ cổ truyền Việt Nam, Wushu.

Bởi mỗi loại võ điều mang những độc đáo và đặc sắc riêng, điều có những thế mạnh để phát huy và cũng mang theo những nhược điểm để khắc chế, nên không thể nói rằng  Muay Thái, hay Thiếu Lâm, Judo, Taewondo, hay Karate…là môn võ mạnh nhất được. Mọi thứ điều tùy thuộc vào khả năng phát huy sở trường, nắm bắt điểm yếu của đối thủ và hạn chế những yếu điểm của bản thân, vận dụng những đòn thế thật linh hoạt và nhuần nguyễn, ứng biến và vận dụng vào thực tế.

Muay Thái là môn võ đầy khắc nghiệt, “ra đòn nhanh, hiểm, mạnh và khiến đối phương gục ngã càng nhanh càng tốt” chính là châm ngôn hàng đầu của các võ sĩ, vì thế họ thiên về tấn công nhiều hơn phòng thủ, khống chế đòn tấn công chứ không né. Trong môn võ này, việc bị thương trong 1 trận lôi đài là không thể tránh khỏi, bạn phải chịu đựng nó và “trả đủ” lại với đối thủ.

Tư thế luyện tập  Muay Thái

Vị trí tay:

Muay Thái có một số vị trí tay khác nhau, nhưng đặc biệt cánh tay đưa ra tương đối rộng, cao sát mặt hoặc giơ ra ngoài một chút với mặt ngoài cẳng tay hướng về phía đối thủ để tránh những đòn chỏ vào mặt và né đòn đá vào đầu (head – kick). Nếu đối thủ thực hiện thành công cú head kick, bạn sẽ thua, vì thế việc giữ cho tay đưa lên cao trong Muay Thái được nhấn mạnh nhiều hơn boxing.

Trong tư thế quyền Anh truyền thống điển hình, bàn tay phải chạm phần thấp hơn của cằm phải, tay trái được giữ cao, cằm được khép vào vai trái và đầu cúi xuống, và hông  chếch ra ngoài để phần bụng bị hở không bị tổn thương.

Vị trí hông:

Vị trí bàn chân giữa Muay Thái và Quyền Anh khá tương tự nhau. Song tư thế hông trong Muay Thái có góc rộng hơn để chân đá dễ dàng hơn boxing, bởi để tung ra được cú đá trái, đá phải và đá thăm dò với cẳng chân, bạn phải có một tư thế hông rất rộng và khoảng 45 độ..

Vị trí chân:

Tư thế trong Muay Thái đặc biệt hướng về phía trước, tương đối rộng, tay thẳng hướng lên trên hoặc đặt bên dưới trán và hai cánh tay hướng về phía đối thủ với khuỷu tay hơi chếch ra ngoài một chút, hông hướng về phía trước cho phép bạn tung đòn đá trước và đá sau, những cú đá thăm dò, và cũng có thể tung ra đòn chỏ và gối. Hai chân trước và sau luôn phải chuyển đổi liên tục do phải phối hợp nhuần nhuyễn giữa đá, gối, chỏ, đấm, và clinching.

Anh Thư (T.H)