Baton, gậy rút, 3 track… “vũ khí tự vệ” hay “hung khí”?

(VoThuat.vn) – Baton (hay còn gọi là gậy rút, gậy vũ, gậy 3 track…) là một trong những vũ khí hiện đại có khả năng ứng dụng tự vệ rất cao.

Lấy ý tưởng từ một loại vũ khí giống như gậy, dùi cui, nhưng có thể thu gọn để tiện mang theo bên mình, một chiếc baton tốt được chế tạo với các chất liệu siêu cứng, bền (chẳng hạn thép titanium, một số loại baton đặc biệt có thể được chế tạo bằng nhựa tổng hợp), không chỉ có thể đả thương đối thủ như chiếc gậy bình thường mà còn gần như “bất tử” với lực tay người bình thường khi đập vào gạch, gỗ, bê tông. Cộng thêm trọng lượng tương đối (từ ~ 200g đến ~700g tùy hãng sản xuất), baton sở hữu những tính chất tuyệt vời để có thể trở thành một vũ khí phòng thân hiệu quả.

Tại Việt Nam, baton đặc biệt nổi tiếng sau sự ra đời và thành công của bộ phim Sát Phá Lang (2005). Thực ra, baton đã được sản xuất và (có lẽ) buôn bán bất hợp pháp tại Việt Nam, nhưng cho đến khi đoạn phim võ thuật kinh điển giữa Chân Tử Đan và Ngô Kinh đến với khán giải Việt, chiếc gậy baton mới thực sự trở nên nổi tiếng và ưa dùng tại Việt Nam.

Cuộc chiến “kinh điển” giữa gậy baton (trong sự diễn xuất của Chân Tử Đan), và dao găm (Ngô Kinh) trong Sát Phá Lang được cho là “đòn quảng cáo miễn phí” của những đầu mối bán baton tại Việt Nam. Hầu hết những bạn trẻ tìm mua và sử dụng baton trong thời điểm năm 2005 đều biết đến baton từ cảnh phim này.

Kể từ đó đến nay, baton được bày bán tràn lan trên mạng internet như “một loại công cụ – vũ khí tự vệ hiệu quả, an toàn mà bất cứ ai cũng nên sở hữu”, thu hút nhiều người tìm kiếm. Trước khi baton “công phá” thị trường Việt Nam thì trên thế giới, nó đã là một vũ khí tự vệ hết sức phổ biến, thông dụng. Thế nhưng, đâu là sự thật?

Trước hết, cần hiểu rằng baton – bất kể dùng trong mục đích “tự vệ” hay không, thì vẫn là một loại vũ khí, và cũng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật Việt Nam.

Trong Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ngày 30 tháng 06 năm 2011), nên chú ý 2 điều khoản đặc biệt quan trọng sau đây:

Chương 1, điều 3: Giải thích từ ngữ:

1

Theo định nghĩa trên, baton có thể được xem như “dùi cui cao su, dùi cui kim loại”, thuộc nhóm “Công cụ hỗ trợ”.

Chương 4, điều 30:

2

Mỗi quốc gia có luật pháp khác nhau về việc quản lý vũ khí, ở đây, chúng ta có thể thấy rõ tại Việt Nam, baton là một công cụ hỗ trợ đã được quy định trong pháp lệnh quản lý vũ khí, chỉ được mua bán, huấn luyện và sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của các đơn vị hành pháp. Việc tùy ý buôn bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển loại vũ khí này hoàn toàn trái quy định pháp luật.

Gậy 3 khúc - baton bị lực lượng 141 Hà Nội thu giữ cùng các vũ khí khác.
Gậy 3 khúc – baton bị lực lượng 141 Hà Nội thu giữ cùng các vũ khí khác.

“Tự vệ” đang là một chủ đề hot của xã hồi ngày nay, khi chúng ta phải liên tục đối mặt với các tình huống nguy hiểm từ trộm cướp, côn đồ… Thế nhưng, bắt lấy tâm lý đó, hàng loạt địa chỉ buôn bán baton đã “thêm hoa vẽ gió” cho chiếc gậy baton, che giấu sự thật pháp lý, dẫn đến rất nhiều người vì không hiểu quy định pháp luật mà gặp rắc rối với các lực lượng chức năng vì sử dụng hay tàng trữ baton.

Gậy baton bị tịch thu tại Hà Nội.
Gậy baton bị tịch thu tại Hà Nội.

Nếu đang sở hữu gậy baton và vẫn quyết định mang theo khi “dạo phố”, cần nghiêm túc hiểu rằng hành vi “tự vệ” đó của bạn cũng là hành vi ngang nhiên xem thường và chống đối pháp luật. Hãy mang món vũ khí – công cụ hỗ trợ này giao nộp tại các trụ sở Công An gần nhất.

Cuộc chiến “kinh điển” giữa gậy baton (trong sự diễn xuất của Chân Tử Đan), và dao găm (Ngô Kinh) trong Sát Phá Lang được cho là “đòn quảng cáo miễn phí” của những đầu mối bán baton tại Việt Nam. Hầu hết những bạn trẻ tìm mua và sử dụng baton trong thời điểm năm 2005 đều biết đến baton từ cảnh phim này.

Phạm Vũ