Bạn đam mê luyện tập và nâng cao kĩ năng bản thân. Bạn thích được đổ mồ hôi trong võ đường. Bạn âm thầm ngưỡng mộ những vết thâm tím trên cơ thể mình. Tôi biết bạn thế mà, bởi vì tôi cũng giống bạn.

Tôi từng đọc được một câu nói rất thú vị:

“Chẳng có gì gọi là động lực cả. Chỉ có “tình yêu” thôi. Nếu bạn thực sự yêu thích một thứ gì đó, ban sẽ luôn tìm được cách để làm nó.”

Có thể đúng ….

Ngoại trừ việc cuộc sống không phải bộ phim Disney. Vậy nên đời không như câu nói đó.

Bạn yêu Karate, đúng không?

Bạn đam mê luyện tập và nâng cao kĩ năng bản thân. Bạn thích được đổ mồ hôi trong võ đường. Bạn âm thầm ngưỡng mộ những vết thâm tím trên cơ thể mình. Tôi biết bạn thế mà, bởi vì tôi cũng giống bạn.

Nhưng đôi khi, bạn lại mất đi sự đam mê.

Thi thoảng, bạn cảm thấy luyện tập là thứ ít thú vị nhất. Bạn mệt. Bạn muốn nghỉ ngơi. Bạn muốn ăn. Bạn muốn xem phim. Bạn muốn đi chơi với bạn bè, con cái hay họ hàng. Bạn muốn làm việc. Bạn muốn đi mua sắm. Bạn muốn chơi điện tử…..

Và thế là bạn quyết định nghỉ Karate, chỉ một buổi thôi.

Chẳng thành vấn đề, đúng không ?
Sai rồi.

Bạn thấy đấy, cho dù bạn chưa biết, nhưng bạn vừa mới tạo dựng một thói
quen. Một thói quen rất tồi tệ. Bởi vì dần đàn, bạn sẽ tìm thêm nhiều lý do để có thể nghỉ tập. Tôi không nói điều này xảy ra với tất cả mọi người, nhưng khi nó xảy đến, nó sẽ bắt đầu bằng những thứ sau:

• “Mình bị đau đầu.”
• “Mình có việc phải làm.”
• “Đằng nào thì mình cũng muộn thôi.”
• “Ngón chân mình đau quá.”

Với tư cách là một huấn luyện viên, tôi đã gặp tất cả những lý do trên rồi.
Trừ khi những người nói trên có một tâm lý vững chắc, thì hậu quả không thể tránh khỏi luôn luôn là: Một người nào đó rất YÊU Karate, bỗng nhiên đùng một cái, họ bỏ tập.

Thói quen nghỉ tập ngày một nhiều trở nên tiện lợi đến mức chẳng có ai muốn từ bỏ thói quen mới này để nhận lại những lợi ích khi ta quay trở lại tập luyện tại võ đường thân quen.

Và đó chính là cách bạn làm mất đam mê luyện tập

Tin tôi đi, điều này có thể xảy ra với bất cứ ai.

Bạn thấy đấy, khi nhắc đến việc duy trì động lực tập Karate, dù bạn đai đen hay đai trắng, gái hay trai, trẻ hay già, cần nhiều hơn là chỉ “yêu” Karate. Tình yêu là không đủ. Nó dễ thương đấy, nhưng không đủ. Không phải bây giờ.

Bạn cần thứ gì hơn thế nữa.

Một công thức đặc biệt

Một bản thiết kế.

Một cách không chỉ để giữ động lực tập luyện hằng ngày, mà nó còn đảm bảo bạn sẽ không bao giờ có cái ý nghĩ “tôi nghĩ tôi sẽ nghỉ tập, chỉ hôm nay thôi”, điều mà như tôi vừa nói, sẽ tích tụ dần và trở nên nghiêm trọng, dẫn đến việc việc bỏ tập Karate chẳng hạn.

Đầu tiên, để làm rõ vấn đề, ta cần hiểu được điều căn bản.

Động lực chia làm 2 loại

• Động lực ngoại sinh
• Động lực nội sinh

Động lực ngoại sinh là những gì xảy ra bên ngoài bạn.
Động lực nội sinh là những gì xảy ra bên trong bạn.

Để có được những thành công ngắn hạn, đặc biệt là trong giới kinh doanh, động lực ngoại sinh có thể hoạt động rất hiệu quả. Bạn có thể đạt được nhiều lợi ích như tiền, giá trị xã hội, phần thưởng, vân vân.

Nhưng Karate không phải là kinh doanh.

Chính vì thế, ta cần động lực nội sinh – dể đảm bảo thành công dài hạn.
Và với loại động lực xuất phát từ bên trong, có 3 điều bạn cần khám phá để đảm bảo rằng động lực luôn đạt mức cao nhất (cần nhớ rằng những điều này cũng có giá trị khi bạn tạo động lực cho người khác. Vì thế, nếu bạn là giáo viên, huấn luyện viên, võ sư, CEO hay cha mẹ, hãy chú ý kĩ).

#1: Sự Tự Chủ

Sự Tự Chủ là mong muốn được tự định hướng con đường cho bản thân mình.
Nhưng nó không có nghĩa là ta luôn cần tự làm mọi việc. Ta vẫn cần phải được dạy bảo bởi sư phụ, được chỉ dẫn những kĩ thuật đúng và được đẩy tới giới hạn của bản thân.

Thực ra đó là câu trả lời ngốc ngếch.

Sự Tự Chủ thực ra là:

Ta không bao giờ được cảm thấy bị bắt buộc.
Nếu ta cảm thấy ta có thể điều khiển tình huống của chính mình, ta sẽ cảm thấy có động lực để bắt đầu, tiếp tục và hoàn thành công việc. Vì sao? Bởi vì ta biết rằng tất cả những quyết định đều do chính ta tạo ra.

Như một câu thành ngữ, bạn có thể đưa con ngựa đến chỗ có nước nhưng không thể bắt nó uống nước được.

Và bạn cũng không nên bắt nó uống nước.

Nếu không, nó sẽ quên mất cảm giác thích thú khi uống nước.

Để chắc chắn rằng bạn luôn có được sự tự chủ trong Karate, nhất là khi bạn thực hiện mục tiêu – cho dù nó là thi đấu, thi lên đai, giảm béo, thêm sự tự tin hay chỉ là tìm kiếm niềm vui. Hãy chắc chắn rằng bạn chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những quyết định của bản thân.

Không thì động lực của bạn sẽ dần dần biến mất…..

#2:Sự Thành Thạo

Sự Thành Thạo là nhận thức được ta đang ở đâu trong quá trình tập luyện Karate.

Đó là lý do vì sao việc các Sư phụ cho võ sinh của mình biết lúc nào họ tiến bộ là một điều rất quan trọng. Chúng ta cần biết ta đang ở đâu trên con đường hướng tới sự Thành Thạo – điều mà đã được biểu tượng hóa thành chiếc đai đen.

Và đương nhiên, sự nhận thức mà thiếu đi việc tiếp tục tiến bộ, tiếp tục học hỏi những thứ khác sẽ gây ra Hội chứng Đai Đen.

(Bạn biết đấy, khi mà bạn cảm thấy thỏa mãn với chiếc đai đen của mình, tự dưng bạn sẽ mất hết động lực để luyện tập, bởi vì lúc đó, dường như bạn chẳng còn thấy kĩ thuật nào hay ho để tiếp tục luyện tập nữa.)

Nói cách khác, bạn cần thường xuyên trải nghiệm cảm giác thành thạo những thứ nhỏ nhặt trong khi vẫn hướng tới việc thành thạo những thứ lớn hơn.
Hãy chắc rằng bạn luôn học tập hoặc phát triển thứ gì đó, từ bất cứ ai.

Không thì động lực của bạn sẽ dần dần biến mất…..

#3: Mục Đích

Cuối cùng, chúng ta có Mục Đích

Cái tên nói lên tất cả.

Nếu ta không tìm thấy mục đích cho những việc ta làm, ta sẽ chẳng bao giờ thấy được ý nghĩa của nó.

Và khi những việc ta làm là vô nghĩa, ta sẽ dần mất đi động lực.

Chỉ đơn giản vậy thôi.

Ta cần Mục Đích để giữ được động lực, và mục đích ấy phải có ý nghĩa. Ta cần biết vì sao ta làm việc, và việc đó sẽ đưa ta đến đâu nếu ta tiếp tục theo đuổi. Chính vì thế, kiến thức là rất quan trọng – nó chính là nhiên liệu cho Mục Đích của ta.

Hãy chắc rằng ta biết rõ Mục đích của chuyến đi, cho dù nó dẫn đến bất kì đâu.

Không thì động lực của bạn sẽ dần dần biến mất…..

Đó là tất cả.

Nếu bạn thành công trong việc tạo ra Động lực nội sinh, bằng cách luôn giữ trong tâm trí Sự Tự Chủ, Sự Thành Thạo và Mục Đích – trong khi đặt các giá trị nhỏ bé như điểm số, huy chương làm Động lực ngoại sinh, bạn sẽ luôn luôn giữ được động lực.

Và đó là lúc mà niềm đam mê tập luyện của bạn trở thành một thế lực không thể nào bị bẻ cong.

Hãy bắt đầu thực hiện nó ngay ngày hôm nay.

Theo kungfu-thienmy

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link