Nhận diện và phòng ngừa chấn thương thể thao ở trẻ em

Trẻ em bị chấn thương trong khi chơi thể thao là điều không thể tránh khỏi. Nhưng có một số việc mà phụ huynh có thể thực hiện để phòng ngừa chấn thương thể thao ở trẻ em.

Lỏng khớp gối – chấn thương thường gặp trong thể thao

Kĩ thuật chạy bộ giảm cân đúng cách giúp bạn tránh chấn thương

Phòng ngừa chấn thương

– Đăng ký cho trẻ tham gia chơi thể thao ở những lớp, CLB, hội đoàn… do đội ngũ HLV có bằng cấp phụ trách, đều được huấn luyện để phòng ngừa, nhận diện và sơ cấp cứu các trường hợp chấn thương thể thao.

– Sau đội ngũ HLV, việc kế tiếp phụ huynh cần quan tâm là môi trường chơi thể thao của những lớp, CLB, hội đoàn… mà bạn chọn cho trẻ phải an toàn và lành mạnh.

– Đảm bảo cho trẻ sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích hợp khi chơi thể thao. Việc này giúp giảm nguy cơ bị chấn thương ở trẻ.

– Làm nóng trước khi chơi thể thao. Việc này giảm đến mức tối thiểu nguy cơ căng cơ hoặc những chấn thương mô mềm khác trong khi chơi thể thao. Những động tác làm nóng giúp làm ấm và mềm cơ.

– Đội nón và sử dụng thuốc chống nắng (khi chơi những môn thể thao ngoài trời) để giảm nguy cơ bị cháy nắng, bởi cháy nắng chính là một dạng chấn thương da.

– Không để trẻ bị mất nước trong khi chơi thể thao.

– Nắm rõ những dấu hiệu của một chấn thương nặng.

– Biết cách xử lý chấn thương bằng những biện pháp cơ bản:

– Nghỉ ngơi. Giảm hoặc ngưng vận động phần cơ thể bị chấn thương trong vòng 48 giờ. Nếu trẻ bị chấn thương ở chân, thì trẻ hoàn toàn không được đi lại.

– Chườm đá. Chườm đá lên phần cơ thể bị chấn thương từ 4 đến 8 lần mỗi ngày, mỗi ngày không quá 20 phút. Đừng quên dùng khăn tắm bao phía bên ngoài túi chườm đá.

– Nẹp, cố định chấn thương ở mắt cá chân, đầu gối hoặc cổ tay có thể giúp giảm sưng. Biết cách sử dụng băng, băng co giãn, giày chuyên dụng, nẹp… Cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để chọn biện pháp tốt nhất.

– Nâng. Nâng phần cơ thể bị chấn thương lên vị trí cao hơn tim. Chẳng hạn như dùng gối để nâng chi bị chấn thương.

Những chấn thương thể thao thường gặp ở trẻ em

– Bong gân và căng cơ.

– Chấn thương sụn tiếp hợp (nhân tạo xương ở đầu xương dài của trẻ), bao gồm lún xẹp sụn tiếp hợp, bong sụn tiếp hợp, dập nát sụn tiếp hợp.

– Nhức mỏi do vận động lặp đi lặp lại.

– Tổn thương do khí hậu nóng.

Theo Diễn đàn võ thuật