Mắt xích huyền bí giữa MMA và Lý Tiểu Long (Kì 2)

Trước đây, phần lớn chỉ có những người cùng môn võ mới so tài với nhau chứ rất ít trường hợp hai môn khác nhau tổ chức tỉ thí. Chỉ đến khi nhà Gracie đem UFC – Ultimate Fighting Championship đến nước Mỹ người ta mới nghĩ tới điều này. Có thể nhiều người không biết điều này, trước khi có UFC, đầu những năm 20 của thế kỷ trước, các trận Vale Tudo (phong cách tự do) đã từng diễn ra ở Brazil và nhiều nơi khác trên thế giới. Nhưng trước khi có UFC chưa từng có chuyện so giữa các môn võ, các phong cách để xem đâu là môn hiệu quả nhất.

1382148748-the-thao-mma-3
Trong mỗi tình huống, luôn có rất nhiều sự lựa chọn với MMA

Thời kỳ đầu khi lồng bát giác mới xuất hiện, không khó để thấy một võ sĩ boxing lên đài với một võ sư Karate hay một chuyên gia về Kungfu, hay một người nặng 113 kg đấu với một gã nặng 77 kg. Những ngày đầu tiên của UFC, nhà Gracie đã chứng tỏ Jiu Jitsu là môn lợi hại nhất khi thắng 3-4 giải liên tiếp.

Dù vậy theo ý kiến riêng của tôi thì mọi thứ có thể sẽ thay đổi nếu như Lý Tiểu Long vẫn còn sống hay UFC xuất hiện sớm hơn khoảng 30 năm. Tuy không bảo rằng Lý Tiểu Long có thể đánh bại Royce Gracie, nhưng dường như ông đã gần chạm đến, thậm chí là có được một môn võ toàn diện. Trong thời hoàng kim của mình, Lý Tiểu Long chính là người đầu tiên nhắc đến MMA khi cho rằng một võ sĩ nên tinh thông mỗi môn võ một chút, đồng thời chính ông cũng là người phát triển kỹ năng chiến đấu khi đứng và nằm cũng như kỹ thuật submission.

 Đây là điều mà thực tế nghiệt ngã đã chứng minh: Chỉ những người làm chủ được nhiều lối đánh khác nhau, cả kỹ thuật đứng và kỹ thuật nằm, cận chiến cũng như đánh xa mới thành công trong lồng bát giác. Võ sĩ phát hiện ra họ không thể thắng chỉ với một môn võ, và thế là MMA ra đời.

Bạn phải là võ sĩ kickboxing, boxing, judo, kungfu giỏi mới trụ được trên sàn. Ban đầu, hầu hết các võ sĩ chỉ biết đến kỹ thuật đánh đứng chứ chưa rành kỹ thuật đánh nằm, trừ một vài trường hợp đặc biệt như Jiu Jitsu. Giờ mọi người đều thạo cả hai cách đánh vì ai cũng quan tâm đến mọi khía cạnh của môn thể thao này.

Triệt Quyền Đạo của Lý Tử Long cũng có thể được gọi là MMA - võ thuật tổng hợp
Triệt Quyền Đạo của Lý Tử Long cũng có thể được gọi là MMA – võ thuật tổng hợp

Một vài người gọi MMA là Võ thuật hiện đại (Modern Martial Arts). Có thể nó không sai, nhưng tôi nghĩ rằng vẫn còn quá sớm để sử dụng cái tên này. Sau hàng thập kỷ liền học võ từ các bậc đại sư của các môn võ khác nhau, sẽ không công bằng nếu chỉ trong 2 thập kỷ chúng ta từ bỏ những gì đã thành thâm căn và chuyển sang một môn Võ hiện đại mới. Các môn võ cũ sẽ tiếp tục phát triển, tiến hóa trở thành những môn võ mới, và chỉ sau khi hợp nhất, kiểm chứng, trải nghiệm, chúng ta mới có thể bước sang thời kỳ mới của võ thuật.

 Quay trở lại với chuyện của Lý Tiểu Long, ông đã từng công khai thừa nhận rằng mình phát triển được một môn võ có thể đánh bại được bất cứ đối thủ nào. Tất nhiên điều này đã trở thành gánh nặng cho Lý Tiểu Long khi lần lượt hết người này đến người khác đến thách đấu. Nếu còn sống đến ngày nay, có thể ông vẫn sẽ rất mạnh nhưng cuối cùng cũng có người có thể thành đối thủ của ông ấy. Người đó có thể mang tính cách cầu toàn, là bậc đại sư võ thuật, không chỉ chuyên về một môn nhất định mà là rất nhiều môn, thậm chí đó có thể là một huấn luyện viên MMA.

Ngày nay, đối với những người yêu môn thể thao này cũng như sự phức tạp của từng kỹ thuật, chi tiết của từng đòn thế trong đó có thể tự hào khi chứng kiến chúng đang ngày một trở nên phổ biến hơn. Theo sau UFC, MMA ngày càng được biết đến rộng rãi thông qua hoạt động của nhiều tổ chức lớn như ProElite, Maximum Fighting Championship, Bellator, Strikeforce hay nhỏ lẻ hơn như King of the Cage, Titan Fighting Championship, Championship Fighting Alliance…Tất cả góp phần làm nên một nền văn hóa hoàn chỉnh xung quanh môn võ này.

Cùng Vothuat.vn xem một vài kỹ thuật pha trộn và trang phục của môn Võ tổng hợp (MMA) thời khởi thủy:

Theo Khám Phá