Tuyệt kỹ “điểm huyệt hẹn giờ” và cái chết của Lý Tiểu Long

Điểm huyệt là dùng nội công công kích vào những yếu huyệt, tử huyệt của đối phương để giành chiến thắng. Tuyệt kỹ điểm huyệt thường xuất hiện trên những bộ phim hay tiểu thuyết kiếm hiệp. Thực tế, thuyệt điểm huyệt có hay không vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong giới võ lâm.

Lý Tiểu Long từng đi “ăn xin”?
“Vua ám khí Việt” có thể hạ gục đối phương bằng 1 chiếc khăn

36 TỬ HUYỆT: ĐÁNH TRÚNG LÀ CHẾT

Trong giới võ lâm tương truyền rằng, chỉ những cao thủ có nội công thâm hậu mới có thể sử dụng được thuật điểm huyệt. Nhiều người có quan niệm đỉnh cao võ học thực sự nằm trong tuyệt kỹ điểm huyệt. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, tuyệt kỹ điểm huyệt rất ít người biết và sử dụng được. Đây là chiêu thức bí truyền, không được áp dụng tùy tiện. Thực tế, không có nhiều người tập luyện được cách điểm huyệt. Dần dần nó trở nên thất truyền.

Các nhà nghiên cứu về y học và giải phẫu cơ thể người đã chỉ ra trên toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, 72 huyệt khi bị đánh trúng thì không gây ra tử vong, 36 huyệt cực kỳ nguy hiểm nếu đánh trúng có thể gây chết người. Những huyệt này được gọi là “tử huyệt”.

điểm huyệt
Một số yếu huyệt trên cơ thể.

Các tử huyệt bao gồm: Bách Hội (đỉnh đầu), Thần Đình (trước trán), Thái Dương, Nhĩ Môn (trước vành tai), Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên. Ngoài ra còn có: Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm Âm Giao, Dũng Tuyền. 36 ‘tử huyệt’ này nếu sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Phép điểm huyệt dựa trên cách vận hành của khí công, dự theo nghiên cứu về hoạt động của khí huyết vận động trong các kinh mạch, lưu chuyển thông qua các huyệt đạo.

ĐIỂM HUYỆT HẸN GIỜ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT CỦA LÝ TIỂU LONG?

Nói đến điểm huyệt, giới võ lâm truyền tai nhau tuyệt kỹ “đả huyệt thương địch công” (điểm huyệt hẹn giờ tử). Thuật điểm huyệt này gây ra tranh cãi lớn về nguồn gốc xuất xứ. Người thì cho đây là của Thiếu Lâm, số khác lại nghĩ nó thuộc về Võ Đang.

Thuật điểm huyệt chết người được lý giải rằng trong giao chiến võ thuật, nếu dùng sức lực cơ thể hoặc nội khí bên trong cơ thể thông qua ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, mũi bàn chân… của người điểm huyệt. Khi thực hiện đòn đánh thật mau lẹ và mãnh liệt, trúng vào huyệt vị đối phương, cảm giác kích thích do đó tiến vào kinh lạc gây ra trạng thái lôi truyền dẫn, làm ngăn trở hay rối loạn đến sự vận hành chu chuyển khí huyết trong kinh lạc đối phương.

Tuyệt kỹ điểm huyệt hẹn giờ có liên quan đến cái chết của Lý Tiểu Long?
Tuyệt kỹ điểm huyệt hẹn giờ có liên quan đến cái chết của Lý Tiểu Long?

Khí vận hành bị ngáng trở, bế tắc, khí trệ nên huyết trệ, cục bộ khí huyết trong tuần hoàn bị đứt dẫn đến tay, chân, cơ thể bị tê dại,đầu váng, mắt hoa, hôn mê sâu và… tử vong. Theo lý luận y thuật từ xa xưa, chức năng trong cơ thể người ta chia làm năm tạng (Ngũ tạng) và sáu phủ (Lục phủ) và căn cứ theo thuyết kinh lạc để sáng tạo ra tuyệt kỹ Đả huyệt thương địch công.

Từng có nhiều tin đồn rằng thuật điểm huyệt hẹn giờ có liên quan đến cái chết của Lý Tiểu Long. Một bài viết trên tạp chí võ thuật Black Belt vào năm 1985 có trích dẫn: “Cái chết của Lý Tiểu Long được cho là kết quả của một quá trình phản ứng chậm do bị điểm huyệt hẹn giờ từ một vài tuần trước khi bị đột quỵ và tử vong do xuất huyết não giống như kết luận của giới cảnh sát”.

Tuy nhiên cho tới ngày nay thì người ta cũng chưa thể biết được nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của huyền thoại Lý Tiểu Long là gì và những tranh cãi vẫn tiếp diễn. Cũng chính vì thế mà tuyệt kỹ Đả huyệt thương địch công cũng trở nên càng huyền bí và cho tới ngày nay, cũng chưa thể khẳng định được rằng liệu có một cao thủ trong giới võ lâm nào có thể thực hiện được nó hay không.

V.Đ