Hình tượng nữ đấu sĩ có tồn tại ngoài đời thực?

Nhà cổ điển học và phê bình gia Natalie Haynes đã tiết lộ lịch sử thực sự của các nữ đấu sĩ trong nghệ thuật, đánh giá qua phần cuối cùng của “The Hunger Games” (Đấu trường sinh tử).

Gặp gỡ các cao thủ võ thuật giữa đời thường.
Bí ẩn và lời giải việc con người có thể bay lơ lửng.

Phần cuối của loạt phim “The Hunger Games” (Đấu trường sinh tử) ra rạp, có nội dung mô tả một xã hội đen tối và mô tả những con người hào hứng chứng kiến cuộc quyết chiến bên trong đấu trường, đã làm sống dậy hình tượng các võ sĩ giác đấu thời cổ đại.

Nhưng liệu hình tượng phổ biến đó về các đấu sĩ có chính xác? Hình ảnh các đấu sĩ đấu tay đôi là một trong những hình ảnh đã tồn tại trong nhiều nền văn hóa trên thế giới và trong suốt lịch sử. Tuy nhiên, hình tượng các đấu sĩ đánh nhau máu me, bạo lực và gây chết người là một cái gì đó còn chưa sáng rõ.

Sự ra đời của thành Rome được cho là có gắn với cuộc giác đấu giữa 2 anh em là Romulus và Remus.
Sự ra đời của thành Rome được cho là có gắn với cuộc giác đấu giữa 2 anh em là Romulus và Remus.

Bản thân người La Mã không chắc chắn về nguồn gốc của các trận đấu tới chết giữa các võ sĩ giác đấu. Một số nhà nghiên cứu tin rằng các trận đấu tới chết giữa các võ sĩ xuất hiện từ thời kỳ đầu của nền văn minh Etruscan, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng giác đấu được du nhập từ vùng Campania, thuộc Nam Italy ngày nay. Tuy nhiên, tất cả đều đồng tình các cuộc giác đấu không phải “phát minh” của người La Mã dù họ rất thích “học hỏi” ý tưởng hay từ các nước láng giềng.

Các nghiên cứu về sự ra đời của thành Rome được cho là có gắn với cuộc giác đấu giữa 2 anh em là Romulus và Remus với mục đích phân định xem đâu sẽ là nơi xây dựng thành phố mới. Thành Rome được lập ra sau khi Romulus đã giết chết anh trai.

Nhìn nhận trong xã hội La Mã lúc bấy giờ, những cuộc chiến giữa các võ sĩ giác đấu là một phần trong xã hội và được coi như món quà mà những người nắm quyền lực và giàu có muốn dành cho dân chúng.

Các đấu sĩ diễn lại nhiều trận chiến lớn và là những người nổi tiếng ở Rome.
Các đấu sĩ diễn lại nhiều trận chiến lớn và là những người nổi tiếng ở Rome.

Còn nhìn nhận trong thế giới giả tưởng Panem của bộ phim “The Hunger Games” (Đấu trường sinh tử), hành động những người trẻ tuổi phải đọ sức với nhau được xem như hình thức trừng phạt cho một cuộc nổi dậy trước đó. Một ý nghĩa khác đó là cuộc chiến để giành được thực phẩm cho người dân trong Quận của họ. Nhưng thực tế, người La Mã không nhìn nhận các trận giác đấu đơn giản như vậy. Các đấu sĩ đều là nô lệ, và trong con mắt của những người chủ, họ chỉ có chút ít giá trị hơn so với một món đồ.

Có sự khác biệt lớn trong cách nhìn nhận về các võ sĩ giác đấu ở thời La Mã cổ đại và hiện đại. Người hiện đại để ý đến vấn đế các đấu sĩ có thể mất mạng trong một cuộc chiến, còn thực tế trong thời cổ đại, việc trở thành đấu sĩ được cho là có cuộc sống khá khẩm hơn nhiều so với những nô lệ bị gửi tới lao động trong các khu mỏ. Để đào tạo một đấu sĩ mất khá nhiều thời gian nên các chủ nô cũng thường tìm cách kéo dài cuộc sống của họ.

Trong các võ sĩ giác đấu, có nhiều kiểu đấu sĩ khác nhau: Đấu sĩ Retiarius đánh nhau với lưới và cây đinh ba; đấu sĩ Samnite mang kiếm ngắn và khiên, còn đấu sĩ Murmillo sẽ tham chiến với một thanh kiếm dài, lá chắn, và mũ đội đầu…

Trong lịch sử, các trận đấu giác đấu cũng có nhiều thể loại để tăng sự phấn khích cho công chúng. Các thể loại giác đấu quen thuộc nhất là hai đấu sĩ đánh nhau hoặc đấu sĩ phải chiến đấu với những con dã thú.

Vào thời xưa, các đấu sĩ luôn ngoan ngoãn tuân theo sự chỉ huy của chủ nô, nhưng vào năm 73 TCN, Spartacus, võ sĩ giác đấu nổi tiếng nhất trong lịch sử, đã mang các kĩ năng chiến đấu của mình ra khỏi đấu trường, chống lại chủ nô.

Tác phẩm nghệ thuật khắc đá cẩm thạch miêu tả 2 người phụ nữ đối đầu nhau trong một trận giác đấu.
Tác phẩm nghệ thuật khắc đá cẩm thạch miêu tả 2 người phụ nữ đối đầu nhau trong một trận giác đấu.

Spartacus vốn là lính thuộc quân đội La Mã, nhưng sau đó bị bỏ tù, trở thành nô lệ và cuối cùng được đào tạo để trở thành đấu sĩ tại Capua, miền Nam Italy. Spartacus thuyết phục được 70 đấu sĩ khác cùng trốn khỏi trường đào tạo và chạy lên núi Vesuvius, nơi có những nô lệ khác và một số người tự do cùng gia nhập với họ. Spartacus đã lãnh đạo khoảng 70.000 người và đánh bại cả những đội quân La Mã thiện chiến nhất.

Chính quyền La Mã tốn khá nhiều công sức để chinh phạt nhóm nổi loạn của Spartacus. Qua bộ phim “Đấu trường sinh tử”, nhiều người thắc mắc La Mã cổ đại có trận đấu giữa các nữ võ sĩ giác đấu hay không? Thực tế có các võ sĩ giác đấu nữ, nhưng rất hiếm. Họ tồn tại và được xem như điểm mới lạ cho một trận đấu.

Hình ảnh về các đấu sĩ đã truyền cảm hứng cho hai bộ phim “Đấu trường sinh tử” và “Cuộc chiến sinh tử”.
Hình ảnh về các đấu sĩ đã truyền cảm hứng cho hai bộ phim “Đấu trường sinh tử” và “Cuộc chiến sinh tử”.

Một tác phẩm nghệ thuật khắc đá cẩm thạch miêu tả 2 người phụ nữ, tên Achillia (phiên bản nữ của Achilles) và Amazon đối đầu nhau trong một trận giác đấu, mỗi người đều cầm kiếm và khiên, với tư thế trông rất ấn tượng được tìm thấy tại Halicarnassus (một thành phố La Mã cổ đại, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).

Các trận đấu có nữ đấu sĩ lại mang ý nghĩa khác hoàn toàn với trận đấu của các nam đấu sĩ (biểu tượng cho sức mạnh rắn rỏi). Hoàng đế La Mã Domitian từng sắp xếp một trận giác đấu giữa các nữ đấu sĩ và người lùn, với mục đích nhắc nhở phụ nữ về vai trò của mình trong xã hội, là làm vợ và làm mẹ. Việc để các nữ chiến binh đánh nhau với những người có vóc dáng như trẻ con chỉ là cách để gây sốc.

Trong văn hóa hiện đại, hình ảnh các đấu sĩ vẫn xuất hiện khá nhiều như trong phim “Star Trek “(các cuộc giác đấu vẫn là một phần trong cuộc sống hằng ngày). Tuy nhiên, chắc chắn những hình ảnh về các đấu sĩ trong bộ phim “Đấu trường sinh tử”, và phim “Battle Royale” (Cuộc chiến sinh tử) không phải là hình ảnh của đấu sĩ trong thế kỷ 21.

Có thể bạn quan tâm: Trailer The Hunger Games

[jwplayer player=”1″ mediaid=”87109″]

Theo Minh Khánh/Dân Việt