Ngắm những cuộc chiến của những gã khổng lồ xứ Phù Tang

Khi nói đến Sumo, ai cũng biết ngay đây là môn võ giàu truyền thống nổi tiếng của Nhật bản. Các võ sĩ Sumo là những gã khổng lồ, nhưng lại nhanh nhẹn tuyệt vời khi bước vào trận đấu. 

Khám phá 1 ngày khổ luyện của những võ sĩ Sumo
Cuộc “hành xác” suốt đời của giới võ sĩ Sumo

Mỗi năm có 6 giải đấu Sumo chính,tổ chức 2 tháng 1 lần vào các tháng 1,3,5,7,9,11 tại các sàn đấu trong cả nước gồm có Osaka, Aichi, Fukuoka, riêng tại Tokyo 3 lần đều ở Shin-kokugikan. Mỗi lần kéo dài trong 15 ngày, mỗi ngày một võ sĩ chỉ ra đấu một trận. Trận đấu có võ sĩ nổi tiếng, thường có tiền thuởng do khán giả hâm mộ tặng. Trước khi nhận tiền thưởng, tay võ sĩ vẽ hình chữ “tâm”. Ai thắng nhiều trận nhất sẽ là vô địch, được nhận tiền thưởng của ban tổ chức khoảng 3.000.000 Yen (23.000 USD) và rất nhiều giải thưởng khác, ngoài ra còn có cúp “Sumo” nặng tới 20-30kg. Giá vé vào cửa hạng nhất là 45.000 Yen (300 USD). Nguời xem có khi còn tặng tiền cho trận đấu trong dó có võ sĩ mình ái mộ. Nếu thắng trận đó thì đương nhiên võ sĩ được ái mộ đó nhận tiền, nếu thua thì khoản tiền ấy sẽ về tay địch thủ.

Các Sumo làm lễ trước khi thi đấu
Các Sumo làm lễ trước khi thi đấu

Võ đài là một nền đất vuông cao, với vòng rơm bện rộng 4,55 mét chôn một nửa duới đất. Võ sĩ thì tóc vấn ngược kiểu cổ, chỉ đóng khố, trong các buổi lễ còn mặc thêm một khăn lớn phía trước gọi là “kesho-mawashi” bản to thật dày với hoa văn riêng của từng võ sĩ và đai bện bằng vải và giấy và cắt theo các hoa văn trong Thần Ðạo. Trước khi đấu thì các võ sĩ đều bốc một nắm muối tung lên để trừ tà, và chồm mình tại hai vạch rơm cách nhau khoảng 80 cm, nghênh nhau 3 lần mới thực sự đấu. Khởi đầu trận đấu, hai bền phải cùng động thủ thì mới hợp lệ, nếu chỉ có một bên động thủ thì phải đấu lại từ đầu.

2 Sumo đang làm thủ tục truyền thống trước khi thi đấu
2 Sumo đang làm thủ tục truyền thống trước khi thi đấu

Trọng tài chính trên võ đài, thường là một người chỉ khoảng 45-55 kg, mặc như một thầy cúng Thần đạo, miệng thì hò hét “nhào vô” (!!!), tay cầm thẻ lệnh trông giống cái “quạt” gọi là “gunbai” để ra lệnh. Bốn góc có 4 trọng tài phụ, đều là các tay võ sĩ nổi tiếng đã về hưu. “Sumo” không giới hạn thời gian đấu, vì thường chỉ kéo dài vài giây hay nhiều lắm là 2-3 phút. Ai bị đẩy ra ngoài vòng hoặc té chống tay hay đầu gối trước là thua.

Trận đấu rất ác liệt của 2 Sumo khổng lồ
Trận đấu rất ác liệt của 2 Sumo khổng lồ

Vì là môn vật có nhiều thế đấu, nhưng mục tiêu chủ yếu khi thi đấu là xô đẩy và nắm đai địch thủ quăng ra khỏi vòng nên một VĐV sumo cần phải mập và có bụng lớn để khiêng hay nhấc bổng địch thủ. Ngoài ra họ còn học về tư cách và đạo đức. Võ sĩ “Sumo” tuy to lớn như vậy nhưng nói rất ít, và chỉ thì thào nho nhỏ, chứ không vênh vang lớn tiếng khoe khoang như một số môn võ đô vật khác. Tùy theo tài năng, họ được phân làm 10 cấp trong đó cấp cao nhất là “Yokozuna” (hoành cương). Muốn đạt cấp này, phải có thành tích 2 lần liên tiếp vô địch.

Cùng VoThuat.vn xem những khoảnh khắc ấn tượng của giải đấu Sumo được tổ chức tại Tokyo ngày 3 tháng 4 vừa qua:

[jwplayer player=”1″ mediaid=”68017″]

Trần Tâm