Nhìn vào mặt thương mại của Thiếu Lâm Tự

Chúng ta thường thấy trong phim võ thuật, Thiếu Lâm Tự  là nơi linh thiêng, nghiêm trang, và là nơi đào tạo võ thuật. Nhưng mặt trái ít người thấy được đó là mặt thương mại của Thiếu Lâm.

Trong suốt giai đoạn khó khăn, Thiếu Lâm Tự được mở cửa cho những nỗ lực thương mại và du lịch. Nó bắt đầu khi một nhóm các nhà sư Thiếu Lâm đã kết hợp du lịch với trình diễn để giới thiệu võ thuật của họ ở Trung Quốc và thế giới vào năm 1989. Năm 2004, nhóm này đã khai trương Trung tâm Văn hoá Thiếu Lâm Wushu đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, tại Vienna, Áo . Từ năm 2010, họ đã mở thêm nhiều trung tâm văn hóa trên khắp thế giới, cụ thể là ở Hoa Kỳ, Anh, Đức, Úc và Ý. Thiếu Lâm vì thế mà phổ biến trên toàn cầu.

Sự mở rộng này không dừng lại ở các Trung tâm Văn hoá; Thiếu Lâm đã đa dạng hóa thành nhiều nhãn hiệu khác nhau, chẳng hạn như bánh và trà. Họ biến toàn bộ nền văn hóa của họ thành một doanh nghiệp, có lẽ vì nhiều cơ hội sẵn có để dễ dàng nhận diện được thương hiệu. Và Thiếu Lâm Tự đã trở thành một yếu tố quan trọng để thu hút du lịch, và được giới thiệu trên truyền hình và báo chí. Thậm chí có một chương trình thực tế để trở thành một ngôi sao hành động Thiếu Lâm tiếp theo ở Trung Quốc.

Rõ ràng là cả nhóm muốn kiếm thêm tiền. Nhưng cũng có một sự khác biệt rõ ràng giữa việc kiếm tiền để tồn tại và phát triển kinh doanh. Nhiều lời chỉ trích đã được đưa ra cho Thiếu Lâm vì sự thương mại hoá rõ rệt của họ, nhưng nhà sư trụ trì – người được coi như là Giám đốc điều hành của toàn bộ doanh nghiệp – không hề tỏ ra bối rối bởi những cáo buộc này. Ông nói rằng nếu không có tiền, Thiếu Lâm sẽ trở lại như quá khứ và có thể còn nguyên sơ hơn.

Anh Thư