Ngày 20/8 chính là ngày diễn ra Lễ kỷ niệm 103 năm môn phái Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo. Môn phái đã có quá trình phát triển gắn liền với nhiều sự phát triển thăng trầm của đất nước theo chiều dài lịch sử cũng như đã lại cho nền võ học Việt Nam nhiều nhân tài kiệt xuất.

Truyền thống võ học của nhà họ Phạm

Nhắc đến Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo không thể không nhắc đến một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời gắn liền với dòng họ Phạm cũng như triều đại Tây Sơn áo vải cờ đào.

Hình ảnh trong Lễ kỷ niệm 103 năm sáng ngày 20/8

Kể từ ngày triều đại Tây Sơn hình thành và phát triển, vua Quang Trung đã liên tục mở ra các cuộc thi võ thuật để tuyển chọn các vị tướng lĩnh tài giỏi cả văn lẫn võ để ra cống hiến cho Tổ quốc. Vào năm 1778, thì người dành chức thủ khoa võ cử chính là ông Phạm Hầu, sau được vua Quang Trung là Quan Lãnh binh Trấn thủ thành Quảng Ngãi với bức hoành phi Tài Kiến Đại Nhân. Đến năm 1780, ông lại dành được giải Quán quân trong cuộc thi võ cử.

Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo đã trải qua bao sóng gió cùng nhà họ Phạm

Vượt bao khó khăn để sinh sống và truyền dạy nghiệp võ, đến khoảng cuối thế kỷ XVII, người cháu ba đời của ông Phạm Hầu là ông Phạm Định đã âm thầm truyền dạy tinh hoa võ học của dân tộc lại cho bốn người con của mình đó là: Phạm Xuân, Phạm Trinh, Phạm Chí, Phạm Khánh. Vào thập kỷ đầu của thế kỷ XX, tại thành phố cổ Thu Xà của tỉnh Quảng Ngãi ngày xưa có dựng một đài tỷ thí võ thuật diễn ra trong ba ngày, người thủ đài là một võ sư Thiếu Lâm Bắc phái Hổ quyền. Cảm nhận được sự tài giỏi của vị này, nên ông Phạm Định đã mời vị này về nhà mình để dạy võ cho mình và bốn người con. Sinh, lão, bệnh, tử là khó tránh nên vào năm 1915 vị này đã qua đời. Sau này, ông Phạm Trinh rất được cha tin tưởng và đã được thừa hưởng những tuyệt kỹ võ học chân truyền từ cha. Cùng với tài đức của mình ông Phạm Trinh đã được vua Bảo Đại phong đến chức Chánh tổng của huyện Nghĩa Hành và làm đến quan Cửu phẩm của triều nhà Nguyễn, tại đây còn lưu truyền những câu chuyện ông “Chánh tổng đả hổ” giúp dân chúng. Đến năm 1920, dựa trên sở học của mình, ông Phạm Trinh đã tổng kết toàn bộ tinh hoa của Thiếu Lâm Bắc phái Hổ quyền và Tây Sơn Long quyền mà trước đây đã được học để tạo lập nên võ phái Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo.

Môn phái này đã âm thầm gắn bó theo chiều dài lịch sử nước nhà

Bên cạnh dạy võ cho Phạm gia thì ông võ sư Thiếu Lâm Bắc phái Hổ quyền còn truyền thụ võ học cho các vị võ sư khác như: Bảo Tri Phong, Đỗ Hy Sinh, Đỗ Đình Quý, Mười Thừa. Truyền nhân thế hệ kế tiếp của những vị này là Cố Võ sư Lâm Võ và Cố Võ sư Ngô Bông, sau này Lão Võ sư Phạm Đình Trinh cũng trở thành học trò của Cố Võ sư Ngô Bông. Vào năm 1945, ông Phạm Trinh từ giã cõi đời, đã để lại nhiều niềm tiếc thương vô hạn, ông ra đi cũng mang theo những tuyệt kỹ chôn vùi về nơi vĩnh hằng. Truyền nhân của ông là ông Phạm Tài và Phạm Đình Hoành, sau này hai ông truyền lại cho các con của mình. Con cả của ông Phạm Tài chính là Lão Võ sư Phạm Đình Trang (Chưởng môn đời thứ ba của môn phái Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo).

Các thế hệ của môn phái tề tự về để tham gia Lễ kỷ niệm

Âm thầm trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến thời hiện đại ngày nay thấm chút đã gần một thế kỷ của quá trình hình thành, xây dựng và phát triển môn phái Long Hổ Môn (Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo). Nếu tính từ thời của Thủy tổ Phạm Hầu thì cũng đã hơn hai trăm năm, đây có thể được gọi là một cuộc hành trình xuyên thế kỷ. Đứng trước những biến cố của thế kỷ XX, môn phái vẫn hiên ngang và lặng lẽ tìm cho mình một con đường phát triển gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Long Hổ Môn đã vững chãi vượt qua những sóng gió của thời cuộc dưới sự dẫn dắt đầy tài trí và đức độ của các vị Chưởng môn từ Cố Võ sư Phạm Trinh cho đến Lão Võ sư Phạm Đình Trang.

Đại Võ Sư Cao Cấp Phạm Đình Trang đã tiếp nối và phát triển giá trị võ học của nhà họ Phạm

Sau quãng thời gian dài phát triển đó, ngày nay môn phái đã xây dựng và phát triển được nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành trọng yếu của cả nước. Cùng với đó là hệ thống các võ sinh đầy tâm huyết và chịu khó luyện tập để chung tay góp sức với Chưởng môn xây dựng, phát triển và quảng bá môn phái. Hiện nay, đến thời của Lão Võ sư Phạm Đình Trang thì đại bản doanh của môn phái được đặt tại Thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận.

Võ sư Phạm Đình Trang – Một đời say mê võ học

Đại Võ Sư Cao cấp Phạm Đình Trang là chưởng môn đời thứ 3 của Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo. Ông là người đặt nền móng cho việc phát triển môn phái này tại mảnh đất Bình Thuận và mở rộng như hiện nay. Ở cái tuổi U80 nhưng Đại Võ sư Phạm Đình Trang vẫn miệt mài tìm hiểu và truyền thụ võ học với cái đệ tử và võ sinh của mình.

Đó là phái Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo do võ sư Phạm Đình Trang làm chưởng môn. Võ sư Phạm Đình Trang sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống võ học tại Quảng Ngãi. Ông tổ của võ sư Phạm Đình Trang – Phạm Hầu là võ tướng dưới thời vua Quang Trung chinh chiến trên nhiều chiến trường, đồng thời ông cũng là ông Tổ của dòng họ Phạm tại đất Quảng Ngãi.

Đại Võ sư Cao Cấp Phạm Đình Trang

Đến năm 1985, võ sư Phạm Đình Trang cùng gia đình rời Vũng Tàu để định cư ở Bình Thuận. Vẫn tiếp tục con đường võ học, ông mở võ đường dạy Võ cổ truyền tại đây cho đến tận ngày nay. Bên cạnh đó, ông còn tham gia vào công tác phát triển Võ cổ truyền khi làm Trưởng ban Chuyên môn VCT tại Bình Thuận, Ủy viên Liên đoàn VCT Việt Nam từ năm 1991 – 2005. Võ sư Phạm Đình Trang đã dùng hết tâm tư để giúp Võ cổ truyền Việt Nam ngày càng phát triển.

Với võ sư Phạm Đình Trang, Võ cổ truyền không chỉ là tinh hoa văn hóa của dân tộc mà còn là tất cả tình yêu, là tâm huyết của cả dòng họ Phạm. Chính vì lẽ đó, võ sư Phạm Đình Trang luôn muốn những người con của mình nối nghiệp cha ông. Hai người con của ông là Phạm Đình Phú và Phạm Đình Quý ít nhiều đều đã có những sự thành công trên con đường võ học giống như ông và những tiền nhân đi trước.

Đại Võ sư Phàm Đình Trang chụp lưu niệm cùng với các con khi đạt giải Quốc gia

Ở tuổi thất thập cổ lai hy, võ sư Phạm Đình Trang  vẫn ngày ngày đứng lớp giảng dạy cho các võ sinh của Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo. Mái tóc dài đã bạc của ông là minh chứng cho những thăng trầm trong cuộc đời. Đã đi qua bao sóng gió trong sự nghiệp, giờ đây, võ sư Phạm Đình Trang hoàn toàn có thể tự hào về những gì mình đã làm được.

Lễ kỷ niệm diễn ra với sự chúc mừng của các cơ quan, đơn vị, võ quán trên cả nước

Ông xúc động chia sẻ: “Đến lúc này, dù có nhắm mắt xuôi tay thì thầy vẫn rất vui vì hai người con của mình là Phú và Quý giờ đã theo nghiệp cha ông. Sau này khi thầy qua đời, thầy vẫn mong hai người con mình, cháu nội mình tiếp tục con đường này. Điều nữa làm thầy tự hào là trên đất nước Việt Nam này, thầy đã đào tạo hơn 40 võ sư. Con đường sự nghiệp như vậy thì thầy chẳng còn gì tiếc nuối nữa. Thầy chỉ ước mong sao Võ cổ truyền Việt Nam có thể phát triển mạnh hơn nữa để vươn ra thế giới”.

Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo – Cống hiến cho xã hội nhiều nhân tài Võ học xuất chúng

Môn phái Long Hổ Môn không chỉ có Long quyền và Hổ quyền, mà trong môn phái còn chuyên luyện tập nhiều quyền cước khác, Trưởng môn và các võ sinh luôn tích cực giao lưu học hỏi các kỹ thuật đến từ các môn phái khác. Không những thế, tại môn phái Long Hổ Môn còn có những tuyệt kỹ nội công tâm pháp gắn liền với các môn ngoại công và ngạnh công chính tông. Không dừng lại ở đó, trong những tuyệt kỹ của môn phái còn có bí quyết điểm và giải huyệt, Bế khí bí quyết, bí quyết y thuật chữa trị nội thương và ngoại thương… mỗi bí quyết đều đạt đến trình độ tinh thâm của võ học.

Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo cùng với Đại Võ sư Cao cấp Phạm Đình Trang đã và đang đào tào tiếp tục những nhân tài làm rạng danh võ học Việt Nam

Với những gì đã đạt được cũng như hướng đến Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo không chỉ đóng góp cho nền võ học Việt Nam nhiều kiến thức uyên thâm mà còn mở rộng hơn là những nhân tài xuất chúng.

Lễ kỷ niệm 103 năm của môn phái diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa

Trên chặng đường phát triển của mình, môn phái đã sản sinh ra các lớp đệ tử tài năng và đức độ. Họ đã mang lại cho môn phái nhiều huy chương, nhiều thành tích quý báu… trong đó có sự cống hiến to lớn của hai người con của Lão Võ sư Phạm Đình Trang là Thạc sĩ, Võ sư Phạm Đình Phú và Tiến sĩ, Võ sư Phạm Đình Quý cùng với các để tử khác như Thư, Hằng, Thịnh… đến ngày hôm nay, môn phái vẫn không ngừng phát triển và tiếp tục cống hiến cho đất nước nhiều nhân tài võ học, nhiều tài liệu võ học có giá trị… Hiện tại, Lão Võ sư Phạm Đình Trang là Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Truyền bá Võ học Dân tộc Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Y – Võ – Dưỡng sinh, Ủy viên và Cố vấn cao cấp của Viện Võ học Việt Nam, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện của Viện Võ học Khu vực Miền Đông Nam Bộ của Viện Võ học Việt Nam.

Các cá nhận nhận chứng chỉ, bằng khen

Vị võ sư già cả một đời dành hết cho võ học cổ truyền. Võ sư Phạm Đình Trang đã đào tạo nên hàng ngàn võ sinh, góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn và phát triển môn võ của dân tộc. Thậm chí cho đến tận ngày nay, dù đã tuổi cao, ông vẫn đều đặn đứng lớp cùng những đồ đệ của mình truyền dạy những tinh hoa của Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo cho hàng trăm võ sinh.

Ngôi nhà của Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo sẽ vẫn là cái nôi tinh thần hun đút và gắn kết võ học Viêtj Nam

Ngôi nhà của võ sư Phạm Đình Trang tại Thị xã La Gi, Bình Thuận là nơi vẫn đều đặn hàng ngày trở thành điểm tập luyện của rất nhiều người yêu võ. Ngôi nhà tuy nhỏ thôi nhưng lại là nơi truyền dạy cho biết bao thế hệ. Từng mảng tường bạc màu là minh chứng của thời gian môn phái Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo tồn tại nơi đây.

Môn phái ra đời năm 1920 do cố võ sư Phạm Đình Trinh sáng lập. Trải qua biết bao thăng trầm, vinh nhục, Thiếu Lâm Long Hổ Môn Võ Đạo vẫn trường tồn cùng với những con người tâm huyết như thầy Trang. Ở võ sư Phạm Đình Trang chúng ta thấy được tình yêu, thấy được sự tận tụy. Dù là dạy cho trẻ em hay cho những đồ đệ trưởng thành, ông vẫn luôn răn dạy lẽ làm người, đạo đức của người học võ lên trên hết trước khi tập luyện võ học.

Mỗi buổi học tại võ đường, võ sư Phạm Đình Trang đều nói với võ sinh môn phái của mình: “Võ cổ truyền là môn võ của dân tộc, là bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Giữ gìn và phát huy môn võ này là trách nhiệm của các con”. Mái tóc bạc màu, giọng nói tình cảm, hiền từ nhưng lại toát lên khí chất ngút trời của con nhà võ, võ sư Phạm Đình Trang khiến những người theo học tại đây yêu mến và nể phục bởi tài năng và đức độ của ông cũng như tinh thần võ đạo đầy khí phách của nhà họ Phạm từ bao đời nay.
Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link