5 lý do nên cho trẻ em tập võ

Võ thuật có thể là một trong những công cụ mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng để nuôi dạy những đứa trẻ sẽ trở thành những người vĩ đại hay đơn giản là những công dân có ích cho xã hội. Dưới đây là 5 lý do nên cho trẻ học võ.

1. Võ thuật dạy trẻ biết lắng nghe những người lớn tuổi hơn hoặc những người có cấp bậc cao hơn

Đào tạo võ thuật liên quan đến sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Không có đứa trẻ nào có thể tập võ nếu họ không dành sự tôn trọng cho người lớn tuổi, giảng viên và huấn luyện viên của họ.

Mối liên hệ giữa huấn luyện viên và võ sinh là rất quan trọng và sự tôn trọng là điều mà đứa trẻ phải học đầu tiên khi học những điều căn bản của bất kỳ môn võ nào. Hơn nữa, trẻ sẽ được học cách tôn trọng đồng môn của chúng, những người có thể tiến bộ hơn chúng. Các học viên luôn được khuyến khích giúp đỡ lẫn nhau trong luyện tập.

Cuối cùng, trẻ sẽ phải học cách tôn trọng các giảng viên của mình bởi những kinh nghiệm và kỹ năng mà họ có thể chia sẻ với chúng. Đồng thời, các trẻ cũng sẽ biết rằng các thầy tôn trọng chúng cũng như luôn muốn chúng mỗi ngày một tốt hơn thông qua tập võ.

2.Cúi chào là một dấu hiệu của sự tôn trọng

Tất cả các võ sinh bắt đầu buổi tập của họ bằng việc cúi chào huấn luyện viên hoặc các bạn đồng môn. Cúi chào là một biểu tượng của sự tôn trọng sâu sắc và báo hiệu sự sẵn sàng để tập trung vào buổi tập.

Việc cúi chào thể hiện sự tôn trọng không gian và môi trường mà võ sinh đang bước vào. Nó cũng biểu thị và thừa nhận sự tôn trọng đối với kiến ​​thức, kỹ năng và cấp bậc của huấn luyện viên. Nó cho thấy rằng võ sinh tôn trọng khả năng của người khác bất kể kỹ năng và kinh nghiệm.

Điều này rất quan trọng. Võ thuật không tạo ra một nền văn hóa chiến đấu, thay vào đó là nuôi dưỡng một nền văn hóa tôn trọng lẫn nhau. Cúi chào là một biểu tượng quan trọng của sự tôn trọng lẫn nhau giữa các võ sĩ.

3. Võ thuật dạy trẻ em rằng mỗi người là khác nhau và phải biết tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Trong bất kỳ môn phái nào, luôn có một hệ thống xếp hạng phân biệt kỹ năng và kinh nghiệm giữa các võ sinh. Võ thuật dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt của nhau bất kể xếp hạng. Hơn nữa, võ thuật là dành cho tất cả mọi người, đàn ông, phụ nữ, và ở mọi lứa tuổi.

Nó chào đón tất cả và trước hết dạy chúng ta rằng không phải ai cũng giống nhau. Tất cả chúng ta đều có các ngoại hình cơ thể khác nhau, chiều cao khác nhau và đến từ các nền văn hóa khác nhau. Võ thuật dạy con cái chúng ta cách tôn trọng và đối xử với khác biệt của người khác đầy tính nhân văn.

4. Sự khiêm nhường và tôn trọng

Khiêm tốn là một phần không thể thiếu của sự tôn trọng. Không phải ai cũng thắng mọi trận đấu. Trong võ thuật, mất mát và thất bại là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của võ sinh như chiến thắng. Sự thật là, luôn luôn có một người giỏi hơn, người sẽ có thể đánh bại bạn. Điều quan trọng là phải khiêm tốn và tôn trọng đối thủ của bạn dù bạn thắng hay thua.

Trẻ em học được điều này một cách tự nhiên trong quá trình luyện võ. Chúng học cách khiêm nhường trong chiến thắng và tôn trọng khả năng của đối thủ dù thắng hay thua.

Nhận thức của trẻ em, thái độ, và kỹ năng giao tiếp có thể được phát triển trong quá trình luyện võ. Võ thuật phát triển hành vi tích cực trong và ngoài võ đường bằng cách dạy trẻ những giá trị cơ bản nhất như sự tôn trọng.

5.Sự tôn trọng là chìa khóa để võ thuật có thể giúp cải thiện cuộc sống của mọi người

Sự tôn trọng mà thầy và trò dành cho nhau khi luyện tập có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn của trẻ với cuộc sống. Nhìn thấy những hành vi này được chuẩn hóa trong lúc luyện tập là hữu ích và các bài học về sự tôn trọng cũng sẽ được củng cố khi phụ huynh thể hiện điều này trong hoạt động hằng ngày ở nhà. Bởi vì trẻ em làm những gì chúng thấy, việc tiếp xúc với sự tôn trọng đối với tất cả mọi người sẽ tạo thành thói quen tự nhiên cho trẻ.

Võ thuật không chỉ giúp trẻ cải thiện về sức khỏe và sự tăng trưởng. Võ thuật giúp trẻ khám phá những khả năng tiềm tàng của bản thân.

Rèn luyện bản thân mình như một võ sĩ là một trải nghiệm vô giá giúp trẻ phát triển sự tự tin và mong muốn vươn lên. Việc luôn thể hiện và thu hút sự tôn trọng đối với những người khác khiến hầu hết các võ sinh trở thành công dân tốt hơn, những người lãnh đạo tốt hơn và những người tốt hơn.

Cảnh Phúc