Binh khí Karatedo và những điều chưa biết

Karatedo không đơn giản chỉ sử dụng tay không để đấm, đá và ngăn chặn mà còn nghiên cứu về binh khí (vũ khí) và sự vật lộn. Vũ khí và chiến đấu tay không đi đôi với nhau. Làm thế nào bạn có thể học để tự bảo vệ chống lại vũ khí, trừ khi bạn đã quen thuộc với các vũ khí và biết sử dụng nó để làm gì.

Mục đích thực hành Karatedo là rèn luyện tinh thần và thể chất để hành xử quang minh, chính trực, công bằng và nhân ái. Karatedo không chủ trương bạo lực, nó như một phương pháp tu tập để hoàn thiện nhân cách, chiến thắng bản thân. Trong Karatedo, tất cả các loại vũ khí chỉ là một phương tiện vô ký tính, nó được sử dụng với mục đích tốt hay xấu là ở đạo đức người làm chủ phương tiện. Tuy vậy, nhữmg người thầy trong các trường phái Karatedo cổ truyền khi truyền dạy binh khí cho học trò đều làm lễ truyền thiện tâm vào cho vũ khí đó với tâm niệm hướng thiện cao nhất.

Trong lịch sử võ thuật Okinawa, Kobudo là tên gọi của hệ thống kỹ thuật binh khí cổ điển hoặc là “Phương pháp võ thuật cổ điển” của quần đảo này. Do đó, nó có những quan hệ tác động qua lại rất gắn kết với Karate.

CÁC LOẠI BINH KHÍ OKINAWA KOBUDO

Nunchaku (còn gọi là So Setsu Kon):

1

Phát triển từ chiếc néo kẹp lúa đập lấy hạt, bao gồm hai đoạn gỗ hình bát giác mỗi đoạn dài khoảng 30cm. Nó nối nhau bằng một đoạn dây thừng hoặc xích dài 15cm. Nunchaku có thể tấn công tầm rộng và hẹp.

Sai (còn gọi là Jutte, Nunte):

2

Phát triển từ chĩa trồng cây hoặc dùng để đâm cá bằng sắt, có một lưỡi dài hình tròn hoặc bát giác nhưng mũi không nhọn và có hai ngạnh cong đối xứng hai bên còn gọi là Yoku.

Tonfa (còn gọi là Tunfa, Tuifa):

3

Phát triển từ tay quay (đòn xay) của cối xay bằng đá. Nó làm bằng gỗ sồi, trắc,… có thể cầm ở đoạn ngắn hoặc đoạn dài để chiến đấu.

Bo (còn gọi là Kun, Rokushakubo):

4

Trường côn bằng gỗ sồi, trắc, tre,… dài khoảng 1m82, rộng khoảng 3cm. Thông thường nặng trên 0,9kg.

Kama:

5

Phát triển từ liềm gặt, cán bằng gỗ, lưỡi bằng sắt, một cạnh sắc. Có loại được gắn thêm dây nối vào đuôi cán để tăng đòn đánh bất ngờ.

Manriki Gusari (còn gọi là Xích vạn năng):

6

Phát triển từ sợi dây gai dầu hai đầu buộc hai hòn đá. Ngày nay, người ta thay bằng xích và hai đầu kim loại nặng (hoặc mũi giáo). Sức công phá rất lớn, ưu thế của nó là tấn công tầm hẹp và rộng.

Tambo (còn gọi là Tanbo):

7

Là song đoản côn cân bằng nhau, làm bằng gỗ hoặc tre, dài từ hông tới mắt cá chân. Kỹ thuật tương tự Kiếm thuật.

San Setsu Kon:

8

Tương tự với Nunchaku nhưng với ba đoạn gỗ nối với nhau bằng dây hoặc xích. Tầm tấn công rộng và lực mạnh.

Tekko (còn gọi là Chize Kun Bo, Tek Chu):

9

Phát triển từ cái bàn đạp ngựa, cán bằng gỗ hoặc sắt, vòng bán nguyệt bằng kim loại đúc. Người tập tròng vào nắm tay để tăng hiệu quả công phá của đòn.

Tinbe Rochin:

10

Một bộ bao gồm thuẫn (Tinbe) bằng gỗ hoặc kim loại, kích thước khoảng 45cm x 38cm và mâu (giáo, kích) ngắn (Rochin), chiều dài khoảng cánh tay. Ít thông dụng.

Eku (còn gọi là Eiku hay Ieku):

11

Phát triển từ mái chèo làm bằng gỗ cứng, dài khoảng 1m60, nặng hơn Bo nên sức công phá rất lớn. Trọng lượng không cân đối.

Kuwa:

12

Phát triển từ cây cuốc, cán bằng gỗ, đầu chữ nhật bằng sắt (có thể dạng đinh ba), dài khoảng 1m50. Ít thông dụng.

 Nunti Bo:

13

Trường thương với cán gỗ và đầu bằng sắt có hình dáng của Manji Sai với hai ngạnh trái chiều.

Manji Sai:

14

Có hai móc ngạnh trái chiều. Đây là Sai đương đại, được tất cả các võ sĩ sử dụng trong hệ thống Kobudo đào tạo đến ngày hôm nay. Sức công phá rất lớn, ưu thế của nó là tấn công tầm hẹp và rộng.

Naginata:

15

Là một vũ khí nặng hơn Bo và dài trên 2m. Sức công phá rất lớn, hiệu quả khi chống lại kiếm dài, nó là một trong những vũ khí duyên dáng của hệ thống chiến đấu cổ điển.

Kusari Gama (Kama):

16

Phát triển từ liềm gặt, nối liền phần đầu (hoặc chuôi) của liềm là sợi dây xích dài khoảng 4m với một thỏi sắt để niêm bắt hóa giải vũ khí, sau đó đâm hoặc cắt đối phương. Tầm tấn công rộng và hẹp.

Sho Setsu Kon:

17

 

Là côn cực nhỏ làm bằng kim loại (hoặc gỗ nặng) có đường kính 2cm, dài 15cm. Sức công phá của nó rất lớn nếu người tập sử dụng thành thạo đánh trúng yếu huyệt của đối phương.

Shuriken (còn gọi là Phi tiêu):

18

Nó bắt nguồn từ cách sử dụng những mũi dao nhọn bằng thép dài từ 7 đến 22cm. Qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ thuật ném phi tiêu (Shuriken Jutsu) đã thay đổi nhiều hình dáng và kích cỡ (Shaken).

Ngô Lãm