Cú đấm hoàn hảo cho dân võ: vấn đề dễ hay khó?

Với dân võ thì một cú đấm hay cú đá có lực là đều nhận được sự quan tâm hàng đầu. Trên thực tế, không phải ai cũng sở hữu lực mạnh ngay từ khi bắt đầu học mà phải trải qua quá trình tập luyện gian khổ.

Làm thế nào để bạn tung được cú đấm hoàn hảo vào đối thủ?
Những cú “knock-out đường phố” đậm chất Taekwondo

Trong các bài viết trước, VoThuat.vn đã giới thiệu đến độc giả rất nhiều yếu tố để có thể tạo nên một đòn đánh hoàn hảo trong võ thuật. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế là khoảng cách khá mênh mông. Việc tạo ra một đòn đấm hoàn hảo đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều yếu tố, bao gồm tốc độ, khoảng cách hợp lý và cả nguồn năng lượng dồi dào bên trong cơ thể. Để làm được điều này, bản thân người học võ cần phải kiên trì tập luyện trong thời gian dài mới có thể đạt được.

cú đấm

Nhắc lại sơ về công thức vật lý F = m x a (m chính là trọng lượng, a là gia tốc). Cú đấm trong võ thuật cũng dựa vào các yếu tố này để phát triển tối đa sức mạnh.

Nhiều người vẫn hay quan niệm rằng gia tốc chính là tốc độ nhanh hay chậm của cú đấm. Điều đó không sai nhưng không phải chính xác tuyệt đối. Tốc độ trong trường hợp này sẽ thay đổi luân phiên theo thời gian và có mối liên hệ mật thiết với khoảng cách trong lúc di chuyển. Thực tế đã minh chứng rằng, chỉ khi giữ khoảng cách hợp lý giữa bản thân người ra đòn và đối thủ thì khi đó cú đấm mới phát huy hết sức mạnh.

Ngoài việc giữ khoảng cách hợp lý, bản thân người ra đòn cần biết vận dụng nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể để giúp cú đấm trở nên linh hoạt hơn.

cú đấm

Trong boxing, để phát huy tốt lực đấm của hai tay thì không thể thiếu những bước di chuyển của chân, hay đơn giản là những cú lắc vai, hoặc liên tục né tránh khi đối phương phản đòn… Tùy vào môn võ mà người sử dụng sẽ có những cách khác nhau để vận dụng một cách hiệu quả nhất. Vốn dĩ võ thuật rất đa dạng, không phải bất kỳ môn nào cũng lấy cú đấm làm đòn trọng điểm; nhưng chắc chắn một điều rằng nếu tự vệ hay thực chiến ngoài võ đài thì cú đấm sẽ là vũ khí đầu tiên được dùng đến.

Sức mạnh của một cú đấm còn chú trọng rất nhiều vào trọng lượng sinh ra nó. Trọng lượng ở đây chính là lực của cánh tay phát ra khi ta tung ra một đòn đánh bất kỳ. Người luyện võ thường được học đứng tấn, hoặc các bài tập như chống đẩy, nhảy dây, hít xà… Tất cả đều có nguyên do của nó. Ngoài giúp rèn luyện sức bền thì các bài tập đó giúp một người học võ biết được sức mạnh cơ thể mình nằm ở đâu và làm thế nào để dồn lực nhiều nhất vào mỗi cú đấm khi ra đòn.

cú đấm

Việc dồn được bao nhiêu sức mạnh của bản thân vào đôi tay để tung ra cú đấm có lực mạnh nhất thì nó còn phụ thuộc vào khả năng luyện tập của từng người. Ngoài trọng lượng và gia tốc, để cú đấm trở nên tốt hơn thì người luyện tập cũng cần đến các yếu tố nhỏ như: khả năng quan sát và chọn thời điểm thích hợp (tận dụng sơ hở của đối phương), sự quyết tâm và máu lửa của bản thân. Yếu tố khác theo nhiều người chia sẻ đó chính là tiếng hét lớn.

Năm xưa, tiếng hét (hú) là một đặc trưng trong phong cách võ thuật của huyền thoại Lý Tiểu Long. Dĩ nhiên tiếng hét còn tùy thuộc vào những môn phái khác nhau. Tiếng hét giúp người luyện võ có thể giải phóng nội lực, tạo cho họ sự thỏa mái và kích thích bản thân nhiều hơn để tạo ra một cú đấm tốt nhất.

cú đấm

Thực tế, không có công thức nào chuẩn nhất để tạo ra một cú đấm hoàn hảo cho dân võ. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố bao gồm cả nội lực lẫn ngoại lực, kèm theo đó là tư chất bản năng của người học võ. Muốn đấm có lực, đấm chuẩn xác… thì cách tốt nhất vẫn là kiêng trì tập luyện và thực hành khi có cơ hội.

Video tham khảo:

V.Đ – VoThuat.vn