Ý nghĩa vết khuyết trên lưỡi dao Khukuri

Nhắc đến dao Khukuri, chúng ta không chỉ nhắc đến một vũ khí nổi tiếng xuất hiện trên điện ảnh và cả…game, mà còn là một công cụ lao động thực thụ, một phần văn hóa của dân tộc Nepal.

Baton, gậy rút, 3 track… “vũ khí tự vệ” hay “hung khí”?

Loạt vũ khí tự chế của Việt Nam khiến mọi đối thủ khiếp đảm

Với xuất xứ từ các dân tộc cùng núi của đất nước Nepal, con dao khukuri được xem như một công cự lao động, cũng như một vũ khí cận chiến. Nhiều dân tộc Ấn Độ có mối quan hệ gần gũi với Nepal cũng  hay gọi loại dao này là “kukri”, “khukri” và “kukkri”. Ngày nay, Khukuri là một trong những vũ khí chính thống của quân đội Nepal và những trung đoàn lính Gurkha huyền thoại – đó cũng là lí do mà ta dễ dàng tìm thấy cái tên “Gurkha knife” ở các tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài. Ngoài việc được sử dụng như một công cụ và vũ khí chiến đấu, dao khukuri còn chiếm một vị trí quan trọng trong văn hoá, các lễ hội của người Nepal.

Với biên dạng cong đặc biệt, khukuri đặc biệt hiệu quả trong các động tác chém, ném và chặt. Người sử dụng khukuri không cần phải nghiêng cổ tay quá nhiều khi sử dụng, và phần lưỡi tương đối nặng của khukuri có thể gây ra những vết thương đáng sợ. Tuy nhiên, ở Nepal, người dân vẫn sử dụng khukuri như một công cụ hết sức bình thường với nhiều công dụng: bổ củi, cắt thịt, rau, lột da động vật, và thậm chí….mở hộp. Đó là lý do khiến cho Khukuri ngày nay vừa là biểu tượng gắn liền với những huyền thoại của quân đội Gurkha, mà còn là một công cụ lao động thân thuộc với người dân Nepal.

Nếu đã có đôi lần chiêm ngưỡng nét đẹp của loại dao độc đáo này, chắc hẳn bất cứ ai cũng sẽ thấy lạ lẫm khi nhìn thấy vết khuyết trên lưỡi dao Khukuri – đoạn gần sát cán dao.

Ở một số dòng dao, vị trí này là một vết khuyết trên lưỡi (hoặc cán dao), không bén, được thiết kế để người sử dụng có thể tì ngón tay vào đó, dễ dàng điều chỉnh thao tác sử dụng dao trong các động tác cắt, gọt bằng phần lưỡi gần cán.

knife122222

Vết khuyết này thường thấy ở các loại dao nhỏ và hay được sử dụng trong lao động thường nhật như cắt, gọt đồ dùng, thức ăn, lột da thú…

Đôi khi vết khuyết này được thiết kế ở phần lưỡi dao.
Đôi khi vết khuyết này được thiết kế ở phần lưỡi dao.

Thế nhưng, Khukuri là một loại dao lớn, thường dùng trong các công việc “nặng nhọc” hơn như chặt cây, gỗ… Tại sao vẫn tồn tại vết khuyết này (một chi tiết có thể xem như “dư thừa” vì làm lưỡi dao hẹp hêm một đoạn, dễ gãy hơn), lại mang hình dạng “oái oăm” như thế?

Sự thật rằng vết khuyết này hoàn toàn không có giá trị sử dụng, nhưng lại mang một giá trị tinh thần rất lớn: vết khuyết được chế tác dựa trên hình ảnh dấu móng bò.

Một thiết kế hiện đại đã làm “ẩn” đi vết khuyết, nhưng vẫn tôn rõ hình ảnh dấu móng bò.

Đối với dân tộc Nepal – một dân tộc phần đông theo đạo Hindu, bò là linh vật và biểu trưng cho mọi điều tốt đẹp, gắn liền với văn hóa, phong tục và sinh hoạt, lao động thường ngày. Khukuri là một trong những công cụ lao động thân thuộc nhất đối với người Nepal, việc chế tác dấu móng bò trên lưỡi dao Khukuri có thể xem như một dấu ấn văn hóa, một cách thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng dân tộc Nepal. Thậm chí, có người vẫn hay nói đùa: “Nếu bạn mua một con dao Khukuri ở đâu đó mà không có dấu móng bò này, chắc chắn bạn đã mua phải hàng lởm”.

Phạm Vũ