Khí công và những lợi ích cho sức khỏe

“Khí” trong “khí công” về khái niệm ở đây không phải không khí trong tự nhiên mà khí là nguồn năng lực sống của con người. Khí luân lưu trong khắp cơ thể theo các đường kinh mạch vào lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần, nhưng mắt ta không nhìn thấy được. Còn khí công là gốc của các phái võ Nội Gia, là căn cốt của mọi phương pháp dưỡng sinh Ðông Á.

teacherlidescending

Ngày nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, Khí công được nhìn nhận dưới góc độ khoa học như một phương pháp tập luyện giúp điều hòa hơi thở, khí huyết lưu thông toàn thân, giúp cho các cơ, bắp, gân, xương… phát triển mạnh mẽ. Theo đó, nguyên lý căn bản của khí công dựa trên nền tảng của ý, khí và lực. Ý là ý niệm là chủ thể dẫn khí qua hơi thở, từ khí dẫn lực qua các động tác. Hơi thở là chỗ dựa căn bản của động tác và sự tập trung tinh thần. Dùng hơi thở điều khiển khí huyết đến nơi cơ thể muốn. Chỉ cần ý tưởng cánh tay giơ lên và bằng tác động một lực tối thiếu ban đầu giúp cánh tay thực hiện động tác giơ lên thông qua sự dẫn truyền của khí ta cảm thấy cánh tay từ từ giơ lên như đang bay, điều đó chứng tỏ sự kết hợp ý – khí – lực đã được thực hiện. Rèn luyện và điều trị theo nguyên tắc như trên là phương cách chính thống của khí công liệu pháp.

khi-cong-to

Tập luyện khí công đòi hỏi sự tĩnh tâm và kiên nhẫn, người học phải biết cách thả lỏng cơ thể lẫn tâm trí. Trong khi đó, các bạn trẻ đang trong độ tuổi vận động, thường chuộng các phương pháp vận động mạnh như chạy bộ, tập thể lực…đây là cách tập luyện phổ biến ở phương Tây. Người châu Á vốn có thể chất mảnh gọn, chế độ dinh dưỡng mang tính hàn nhiều hơn là thịt, bơ, sữa của người phương Tây nên việc tập luyện căng cứng cơ thể là không cần thiết.

85

Khí công lấy việc điều hòa khí giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt là nguyên tắc rèn luyện chính. Trong đó bao gồm luyện tâm (điều tâm): Bắt buộc phải gạt bỏ mọi suy nghĩ, ưu tư và tình cảm để đầu óc trống rỗng hoặc phải tập trung ý niệm vào một điểm để đưa trí não vào một trạng thái đặc biệt. Cách luyện này gọi là định thần. Luyện thở (điều tức): Những bài tập thở gồm: nạp khí – vận khí – xả khí – bế khí, đều phải “nhẹ và sâu”. Luyện hình (điều thân): Gồm nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể qua nhiều tư thế, xuyên qua sáu cách: đi – đứng – ngồi – nằm – quỳ – thoa bóp. Khi gặp căng thẳng trong cuộc sống, các bạn trẻ thường tìm cách giải phóng năng lượng như chơi game, nghe nhạc âm thanh cực đại, thậm chí gây gỗ đánh nhau… nhưng không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề. Theo Lương y Phan Cao Bình, một vài động tác thả lỏng đúng cách sẽ có hiệu quả tích cực hơn. Thả lỏng cũng cần những động tác bài bản như việc mở khóa từng lớp cửa, phải làm thứ tự cho từng bộ phận từ đỉnh đầu trở xuống. Nhưng cơ bản và dễ làm nhất là ở tư thế đứng, hai đầu gối hạ thấp, lưng vai mặt nhìn thẳng rồi thực hiện động tác nhúng tại chỗ. Phương pháp này giúp máu lưu thông điều hòa, xoa bóp gân lực cho toàn thân. Đối với những người làm việc ngồi hay đứng một chỗ quá lâu ở một tư thế thì bài tập này còn giúp giảm nguy cơ sa tĩnh mạch và căng cơ.

Vận khí xả stress

Khi bị stress thì việc áp chế tinh thần bằng cái tự ngã của bản thân sẽ càng làm tinh thần thêm suy sụp. Ví dụ như một người tự ngồi định thần và cứ lẩm nhẩm trong đầu một ý nghĩ nào đó mà bản thân muốn đạt đến, nhưng chỉ càng làm mọi thứ thêm hỗn độn. Để tránh rơi vào tình trạng stress nặng nề thì mỗi ngày nên dành từ 10-20 phút để làm một vài phép thở và vận khí. Thở đúng phương pháp là phần cơ bản của việc luyện Công. Thở hàng ngày là thở tự nhiên, thở vô thức. Thở khí công hay nội công là thở có ý thức, thở theo phương pháp. Theo đó phép thở bụng sẽ có tác động vào vùng cơ hoành giúp vận động các nội tạng bên trong vùng bụng, điều chỉnh quá trình hưng phấn và ức chế hệ thần kinh. Người tập cần ngồi thẳng lưng sát ra mép ghế, hai tay để trên gối hoặc xếp tay dới rốn, mắt nhắm hờ. bước 1: Hít vào (6 giây), theo nguyên tắc sâu – dài – đều – êm, bụng phình tự nhiên. Bước 2: Tiếp tục hít vào (3 giây), nhíu nhẹ hậu môn. Bước 3: Thở ra, (6 giây) bụng trỏ về bình thường, mở nhẹ hậu môn. Bước 4: Nghỉ (6 giây). Thực hiện phép thở trên 12, 24 hoặc 36 lần.

71_MEDITA_G_20140106183017

Ngoài ra, mỗi ngày cần dành ra từ 20-30 phút vào các buổi sáng để vận khí. Vận khí tức là đem năng lượng của khí trời vào đả thông các huyệt đạo, giúp nuôi dưỡng, bồi bổ hệ thần kinh. Nhờ năng lượng khí trời trong sạch cùng máu huyết chuyển lên vùng não và thần kinh não bộ mà những căng thẳng thần kinh sẽ được giải tỏa dần. Phương pháp vận khí này được tập luyện theo một vòng đại chu thiên theo nguyên tắc âm thăng dương giáng, phối hợp đều đặn với chu kỳ thở. Theo Lương y Phan Cao Bình nếu chịu kiên nhẫn vận khí theo vòng đại chu thiên trong vài tuần lễ, thì bệnh căng thẳng thần kinh sẽ được giải tỏa. Kiên trì tập luyện sẽ giúp hóa giải nhiều bệnh tật liên quan đến tim mạch, giúp người bệnh ăn ngủ bình thường, tính khí thoải mái lạc quan với cuộc sống. Đây cũng là bài tập căn bản của khí công, tuy nhiên việc luyện tập cần có sự hướng dẫn chặt chẽ về động tác và cách thức vận hành khí cho cơ thể.

Theo (Thể dục hạnh phúc)