Kỹ năng tự vệ: Dùng đòn Armlock khống chế tội phạm

Nhiều người cho rằng tập luyện tự vệ là tập luyện các kỹ thuật thoát khỏi tình huống nguy hiểm, hạ gục được kẻ xấu. Tuy nhiên, ít ai chú trọng đến các kỹ năng khống chế tội phạm.

Bỏ túi 3 bí kíp tự vệ hiệu quả cho bạn nữ

Những “vũ khí tự vệ” chỉ có ở người tập combat sport

Khi bạn bị người khác chủ động tấn công, đánh trả và bỏ chạy là phương án được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khi bạn là người chủ động tấn công kẻ xấu, việc bạn nên tính đến là khống chế được tên tội phạm để chờ sự hỗ trợ của người khác hoặc lực lượng an ninh. Khống chế đối thủ cũng là phương án được đánh giá cao thay vì sử dụng các đòn tấn công chí mạng khiến đối thủ bị tổn thương nặng hoặc bất tỉnh.

Bạn vừa tóm được một tên trộm? Có kẻ hành hung, thay vì đánh gục hắn và bỏ đi, bạn quyết định khống chế anh ta và giao nộp cho cơ quan chức năng? Một người say xỉn tấn công bạn, nhưng vì đó là người quen nên bạn không muốn “nện” anh ta một trận? Nếu gặp những tình huống tương tự, khống chế đối thủ là một lựa chọn hay, ít gây hậu quả và đặc biệt “nhẹ nhàng tình cảm”.

Yêu cầu của một đòn khống chế là có thể kiểm soát được cơn đau hoặc chấn thương gây ra cho đối thủ. Đòn Armlock sau đây là một ví dụ điển hình: Bạn có thể dễ dàng lựa chọn bẻ hoặc giữ khớp vai của đối thủ, đồng thời kẻ bị khống chế cũng tự hiểu rằng mọi hành vi kháng cự đều phải trả giá bằng cơn đau hoặc một khớp vai gãy, từ đó tỏ ra “ngoan ngoãn” chịu khống chế.

Buộc đối thủ nằm sấp xuống mặt đường hoặc áp mặt vào tường cũng là một điều cần lưu ý, bất kể bạn dùng kỹ thuật khống chế nào. Từ tư thế này, kẻ bị khống chế rất khó chống cự, trong khi bạn lại nắm hoàn toàn lợi thế.

Phạm Vũ