5 món đồ tưởng chừng “tự vệ” nhưng lại vi phạm pháp luật

Trong thời buổi mà nỗi lo trộm cướp, hành hung ngày càng lớn, nhiều người chọn phương án tìm mua và sử dụng các loại “vũ khí tự vệ” được rao bán tràn lan trên mạng. Nhưng liệu chúng ta đã biết cách phân biệt đâu là vũ khí phù hợp, không vi phạm các quy định pháp luật về quản lý vũ khí?

9 trường phái tiêu biểu của đối kháng vũ khí hiện đại

Anh em tập võ mang theo vũ khí thô sơ có bị công an “hỏi thăm”?

BATON – GẬY DŨ – 3 TRACK

Baton (hay còn được gọi là gậy dũ, 3 track) là mọt trong những công cụ tự vệ được bán tràn lan trên mạng, và cũng là một trong những lựa chọn tự vệ phổ biến nhất vì đặc điểm nhỏ gọn, sát thương cao nhưng khó gây nguy hiểm tính mạng. Dẫu vậy, loại vũ khí này có thực sự hợp pháp?Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc baton có được định nghĩa như một loại “dùi cui thép” – một định danh hung khí nằm trong danh mục “Công cụ hỗ trợ”, Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ngày 30 tháng 06 năm 2011), tức là công dân bình thường không có quyền sở hữu, sử dụng baton.

Xem thêm: bài viết phân tích quy định Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ngày 30 tháng 06 năm 2011) về việc sử dụng baton.

HƠI CAY

Hơi cay là công cụ có khả năng trấn áp cao vì khiến đối thủ mất khả năng quan sát, khó chịu và đau đớn cực độ, đồng thời có thể trấn áp nhiều mục tiêu cùng lúc. Cũng vì tính chất nguy hiểm đặc thù đó nên hơi cay cũng là một vũ khí được quản chế rõ ràng trong danh mục “Công cụ hỗ trợ”, tức là dung cụ chuyên dùng cho các lực lượng an ninh. Việc bạn sở hữu hơi cay, từ các chai xịt tiêu chuẩn quân dụng cho đến các loại xịt hơi cay được “chế” ngụy trang trong thỏi son, chai nước hoa… cũng là hành vi phạm pháp.

Có hàng chục loại hơi cay, từ các loại sử dụng chính qui cho đến các loại hơi cay “chế” ngụy trang.

Dẫu vậy, trên thực tế có rất nhiều công cụ hoàn toàn hợp pháp và có chức năng giống hệt hơi cay như… chai xịt nước hoa, lon xịt khử mui, chai xịt chườm nóng – lạnh trong thể thao. Trong các tình huống cấp bách, đây là những vật dụng mà các bạn nên cân nhắc chọn làm công cụ tự vệ.

Những chai xịt như thế này vừa an toàn, hiệu quả gần như hơi cay mà lại hoàn toàn hợp pháp.

DAO GĂM

Dao găm không thuộc nhóm “Công cụ hỗ trợ” mà thuọc nhóm vũ khí thô sơ – cũng thuộc chế tài của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ngày 30 tháng 06 năm 2011. Thực tế, việc quản lý và xác định bạn có phạm các tội tàng trữ – vận chuyển – sử dụng – mua bán vũ khí thô sơ (dao) hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc tính con dao, thời điểm tra xét… Lấy ví dụ đơn giản: Việc bạn mua con dao gọt hoa quả, bỏ trong rổ xe đạp chạy từ chợ về nhà là hết sức bình thường, nhưng nếu bạn bị khám xét khi chạy ngoài đường lúc 1h sáng và trong túi có cùng con dao như vậy thì đó sẽ là vấn đề cực kỳ lớn.

Các loại dao đặc dụng cho quân đội chắc chắn không thể giúp bạn cãi lý rằng “mua ở chợ về cắt hoa quả”

Bên cạnh rất nhiều dòng dao được thiết kế chuyên dụng cho các mục đích hợp pháp và lành mạnh như làm nông, trekking (đi rừng)… và hoàn toàn hợp pháp nếu được sử dụng và cất giữ đúng cách thì có một số dòng dao có thể đưa bạn đến thẳng bàn viết biên bản như các dòng dao thiết kế hoàn toàn cho mục đích quân dụng (lưỡi lê…).

ROI ĐIỆN – SÚNG ĐIỆN

Cũng như baton hay hơi cay, roi điện và súng điện cũng thuộc nhóm Công cụ hỗ trợ, và không phải “dụng cụ tự vệ” hợp pháp mà bạn nên chọn, kể cả các loại roi điện được ngụy trang khéo léo trong đèn pin, điện thoại giả…

Một số loại đèn pin còn được chế thêm bộ phận phóng điện và sử dụng được như một chiếc roi điện bình thường.

TAY GẤU – QUẢ ĐẤM THÉP

Vũ khí mà chúng ta quen gọi là “tay gấu” được định danh trong nhóm Vũ khí thô sơ với tên gọi “quả đấm”. Đây có lẽ là vũ khí “hiền lành” nhất trong danh sách này khi được chọn làm công cụ tự vệ nhưng thực tế nó vẫn là một vũ khí vi phạm pháp luật Việt Nam.

Nhiều loại quả đấm thép còn được gắn thêm gai nhọn, dao găm để gây sát thương.

Phạm Vũ