Những nhân vật trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có rất nhiều, văn phong cực kỳ phong phú. Trong đó có những câu nói thương tâm khiến cho người đời mãi thổn thức.

1. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Số trời đã định, không thể cưỡng lại”: Một trong những người được vinh danh muôn đời sau không ai khác là Gia Cát Lượng, phò tá của Lưu Bị. Sự kiệt xuất của ông khiến kẻ thủ phải cúi đầu kính nể, hậu thế phải nghiêng mình bái phục qua rất nhiều điển tích, trận đánh lớn.
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” – Số trời đã định, làm sao cưỡng lại! Kỳ nhân như Gia Cát Lượng ngàn năm khó kiếm, mang trong mình trí huệ tuyệt vời của người tu Đạo, được mệnh danh là “liệu sự như Thần”, tức chỉ có thể là “Thần” mới tính được đến mức ấy, là người thì không thể.
Ấy vậy mà trong cuộc đời ông, ông cũng không thể nào tránh khỏi “thiên ý”, vốn là sự sắp đặt của định mệnh, của những sinh mệnh tầng cao hơn hẳn ông, vốn đã “an bài” toàn vẹn trật tự xã hội, sự thịnh suy của các triều đại, và của cả từng cá nhân mỗi một con người…
2. “Người sống ở đời, chuyện không như ý thường chiếm đến tám, chín phần”: Đây được coi là một trong những câu nói thương tâm nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Trong tầng tầng lớp lớp nhân vật trong Tam Quốc, Dương Cổ vốn không phải là người không được như ý nhất trong chốn quan trường, nhưng lại nói ra câu nói chán nản sâu sắc nhất này.
“Nhân sinh thất ý vô nam bắc” (nam bắc nào ai được thỏa lòng). Dương Cổ bỗng chốc trở thành người bạn tri âm của những người chán nản, không được như ý muốn.
Dễ có thể nhận thấy rằng, đây là luận điệu điển hình của những người bi quan. Dạng người này thường hay nói “càng đánh càng thua”, trong khi người lạc quan sẽ nói “càng thua thì càng phải đánh”; cùng một hoàn cảnh như nhau, nhưng sĩ khí lại hoàn toàn khác nhau.
Những người sống vô tư, khi nghe thấy câu nói này, họ không những không nhụt chí, mà trái lại sẽ hoan hô: “Chuyện như ý trong thiên hạ, ít nhất vẫn có một, hai phần cơ đấy!”.
3. “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”: Khi Khổng Minh nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, “phạt Ngụy” vốn đã trở thành điều không tưởng, rồi sau đó ông chết ở gò Ngũ Trượng.
Năm xưa xem “Thần điêu hiệp lữ”, khi Quách Tĩnh nói ra câu “Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”, có người liền thở dài một tiếng: “Quách đại hiệp sắp phải hy sinh rồi, thành Tương Dương không giữ được nữa rồi, Đại Tống sắp diệt vong rồi!
“Ra trận chưa thắng người đã mất, trường sử anh hùng lệ đầy khăn” là vậy!
Tam quốc diễn nghĩa còn có tên khác là Tam quốc, Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc.

Theo kienthuc.net.vn 

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link