Lời khuyên – “bí kíp” cho những người “nhát đòn” (Phần 1)

“Nhát đòn” là một trong những tình trạng thường thấy nhất ở những người mới tập luyện võ thuật, đặc biệt là võ thuật đối kháng.

Lời khuyên – tự tập đấm vào đầu, nên hay không?

Lời khuyên: nên làm gì khi bạn không tự tin vào đòn đá của mình?

Xét về mặt tâm lý, việc “nhát đòn” hay “dạn đòn” phần nhiều có liên quan đến cá tính của một con người. Những người vốn ham thích bạo lực và va chạm (do bẩm sinh, do môi trường sống) thường sẽ ít bị “nhát đòn” khi bước vào tập luyện võ thuật. Sự “nhát đòn” đến từ 3 nguyên nhân chính:

  • Sợ đau. Đây là nỗi sợ hết sức bản năng và tự nhiên của con người, không có gì khó hiểu khi đây cũng chính là yếu tố lớn nhất gây ra vấn đề “sợ đau”.
  • Yếu tố phổ biến thứ nhì là sự thiếu tự tin vào kỹ thuật cá nhân. Trong võ thuật đối kháng, mỗi sai lầm đều có thể phải trả giá, bất kể đó là một cú đấm riêng lẻ đi trượt mục tiêu hay cả một chiến thuật “ẩu”. Những người nhát đòn thường có một điểm chung là không có niềm tin vào chính những kỹ thuật của cá nhân họ.
  • Hiền lành, sợ tổn thương người khác. Nghe có vẻ khá “dị” nhưng đây là sự thật của võ thuật đối kháng: những người mà chúng ta sắp phải tung quả đấm vào mặt họ trong buổi tập có thể là những người chúng ta hết sức thân thiết: bạn tập, bạn bè bên ngoài, thậm chí là anh em, người thân.
Những tay đấm Boxing tài năng đa số đều có xuất thân là những đứa trẻ tự tin, hiếu động và đôi khi… ham bạo lực. Huyền thoại Mike Tyson là một ví dụ điển hình.

Những lời khuyên được đưa ra trong chuỗi bài viết này có thể không hoàn toàn đúng với tất cả các trường hợp cá nhân tập luyện võ thuật, nhưng sẽ góp phần khắc phục được tình trạng “nhát đòn” ngay từ trong gốc rễ: vấn đề tâm lý.

Phần 1: Sparring

Sparring (đấu tập) là một trong những phương án toàn diện nhất dành cho những người “nhát đòn”. Tại sao?

  • Sparring cho bạn một môi trường an toàn để làm quen với việc đối mặt đối thủ. Thực tế thì sparring vẫn có một khoảng cách khác biệt rất xa so với đấu tập, chẳng hạn như những cú đấm trong sparring chỉ là “phủi bụi” nếu so sánh với những cú đấm thật. Thế nhưng, sparring sẽ cho bạn dần quen với các cảm giác va chạm. Não con người có xu hướng “bỏ qua” những thứ quá quen thuộc, chẳng hạn như hơi thở hay cảm giác chiếc vớ cọ xát với da bàn chân vậy. Việc tập sparring nhiều và đều đặn sẽ giúp thần kinh của bạn “hiểu” rằng sự va chạm trong võ thuật là hết sức bình thường và nằm trong tầm kiểm soát. Không bàn tới vấn đề thể chất, sparring đã có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn trong tâm lý và sự sợ hãi. Con người thường sợ những gì không biết rõ – đó là một bản năng tâm lý. Và sparring lại là cách tuyệt vời để bạn làm quen với võ thuật đối kháng.
Đấu tập (sparring) có thể giúp bạn cải thiện tình trạng “nhát đòn”
  • Sparring cũng đồng thời cho bạn cơ hội để thử nghiệm các đòn thế tấn công và phương pháp tránh né, chống đỡ. Khi tập luyện một mình, não bạn không thể tự khắc ghi được các kỹ thuật nên “bung” ra khi nào, và như thế nào. Khi đấu thật, mọi thứ diễn ra quá nhanh, khiến bạn thậm chí còn không có thời gian để thử nghiệm kỹ thuật (khoan nói đến việc thành thạo các kỹ thuật trong đấu thật). Sparring cho bạn một khoảng trống an toàn giữa hai điều đó để bạn có thể an toàn thử nghiệm và làm quen với việc ra đòn.

Để có thể hiểu hơn về khái niệm, cách tập sparring chính xác, bạn có thể theo dõi chuỗi bài viết về vấn đề này:

Muốn lên sàn đấu, phải tập Sparring (Phần 1) (Phần 2) (Phần 3)

Y.N