Sự thật về thanh gươm của người Việt thời Pháp thuộc

Hiện nay, rất ít tài liệu tin cậy còn sót lại có thể mô tả đầy đủ về vũ khí của người Việt trong thời Pháp thuộc, đặc biệt là những thanh gươm được rèn nên từ hàng trăm năm kinh nghiệm chiến đấu của người Việt. Hầu hết những hình ảnh chúng ta có được về gươm Việt lại là những thanh gươm mang giá trị thẩm mỹ, văn hoá hoặc quyền lực – đó là những thanh gươm báu của các đời vua chúa được lưu giữ cẩn thận cho đến tận ngày nay.

10 bí ẩn chưa từng được tiết lộ về huyền thoại Lý Tiểu Long

Phụ nữ giỏi võ – sự lôi cuốn đầy bí ẩn và khó hiểu

Mới đây, Peter Dekker – nhà sưu tầm/khảo cổ nối tiếng với sự quan tâm đặc biệt đến các loại vũ khí cổ của châu Á vừa công bố một “thành viên” ấn tượng trong bộ sưu tập của mình: một thanh gươm Việt. Theo các đặc điểm về tạo hình, luyện kim, cũng như cách mà ông tìm ra nó, Dekker khẳng định đây là một thanh gươm Việt thời Pháp thuộc, một thanh gươm chiến đấu thực sự chứ không phải “đồ làm cảnh”.

guom2
Thanh gươm (được cho rắng sản xuất năm 1887 này) có biên dạng “lai” giữa các dòng gươm Việt cổ, đao của Trung Hoa, kiếm Nhật và kiếm Cutlass của Pháp.

guom3

guom4

guom5
Hoa văn tựa như chữ “CJ” khiến nhiều học giả không thể chắc chắn về chủ nhân thực sự của thanh gươm này. Tuy khẳng định thanh kiếm này được chế tác tại Việt Nam, rất có thể chủ sở hữu của nó lại là một người Pháp.
guom6
Các hoa văn khẳng định đây là thanh gươm được rèn tại Việt Nam bằng chính bàn tay người Việt, không phải gươm do thực dân Pháp mang sang.
guom9
Con số 1887 được khắc rõ trên thanh kiếm. Dựa vào kỹ thuật khắc rất tương đồng với các nét hoa văn, người ta cho rằng nó được khắc ngay sau khi chế tạo thanh kiếm, từ đó suy ra thanh gươm này được chế tạo năm 1887 – thời điểm thực dân Pháp đã hoàn toàn xâm lược Việt Nam.
guom10
Phần “kiếm cách” (tấm chặn giữa lưỡi và cán kiếm) bị uốn cong và trầy xước, có vẻ như đã va chạm rất nhiều lần. Bộ phận này của thanh kiếm giúp tay người cầm kiếm không bị tổn thương khi lưỡi kiếm đối thủ va chạm và trượt xuống phần cán.
guom11
Cán gươm được làm bằng gỗ cứng (không rõ loại gỗ) và sừng.

Có thể bạn quan tâm: Võ thuật TV – “Sừng dê”, vũ khí đặc dị của người Bulgary tại Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016 

[jwplayer player=”1″ mediaid=”108096″]

Y.N