5 quan niệm sai lầm về nữ chiến binh hiếu chiến nhất thế giới

Theo lịch sử kể lại, nữ chiến binh Amazon trong truyền thuyết Hy Lạp cổ đại là những người rất gan dạ, có sức chiến đấu như đàn ông và được đánh giá là những nữ chiến binh hiếu chiến nhất thế giới. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng những chiến binh này không có thật và những câu chuyện xung quanh họ chỉ là do thêu dệt? Nhưng những bằng chứng khảo cổ gần đây đã giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về nữ chiến binh Amazon.

Có một Ronda Rousey vô cùng sexy bên ngoài sàn đấu UFC
Những sao Việt sở hữu body không hề thua kém tài tử Hollywood

n1
Những nữ chiến binh là huyền thoại hay có thât?

1. Những nữ chiến binh Amazon không có thật và chỉ có trong truyền thuyết?

Gần đây, tàn tích của 2 con ngựa và bộ xương bị đốt cháy của 2 nữ kỵ binh mới được tìm thấy tại khu phế tích của một đơn vị quân đội La Mã vào thế kỷ thứ 3 ở Brougham, Cumbria, Anh. Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này cho thấy những nữ chiến binh Amazon thực sự tồn tại trong lịch sử, chứ không chỉ là thần thoại và những người đàn bà gan dạ đó đã chiến đấu bên cạnh những kỵ binh La Mã khác. Kết quả phân tích cho thấy người phụ nữ đầu tiên bị hoả thiêu ở độ tuổi 20-40, cùng với những mảnh gốm đỏ, tấm trang trí bằng xương và một cái bao kiếm.

n3
Những chiến binh dũng mạnh khiến đàn ông cũng sợ hãi

Tại một nấm mồ ở Pokrovka của Nga, các nhà khảo cổ đã khai quật được xác của những phụ nữ 2.500 tuổi mang trang phục chiến binh. Vũ khí nằm bên cạnh xác họ. Một bộ xương phụ nữ có đôi chân vòng kiềng chứng tỏ cô ấy đã dành hầu hết thời gian trên lưng ngựa. Một phụ nữ khác có thể đã hy sinh khi đang chiến đấu với một mũi tên cắm trên ngực. Sử gia người Mỹ, Adrienne Mayor cho biết: “Giới khảo cổ học hiện đã chứng minh một cách chắc chắn rằng, thực tế có tồn tại những người phụ nữ phù hợp với mô tả của người Hy Lạp về bộ lạc nữ chiến binh Amazon. Họ cũng chiến đấu, săn bắn, cưỡi ngựa và sử dụng cung tên giống như nam giới”.

2. Những nữ chiến binh cắt bỏ một bên ngực đề bắn cung tốt hơn

Sự thật sai lầm này bắt nguồn từ năm 490 TCN khi một sử gia Hy Lạp cố gắng làm tăng ý nghĩa cho từ “Amazon”. Theo đó “mazon” nghe giống với “bộ ngực” trong tiếng Hy Lạp, còn “a” nghĩa là “không”. Ông giải thích ý nghĩa của từ Amazon là do những nữ chiến binh đã cắt bỏ một bên ngực để bắn cung tốt hơn, do đó nó trở thành niềm tin sai lầm đến tận ngày nay.

3 . Những nữ chiến binh căm ghét đàn ông

n5
Những câu chuyện rùng rợn về sự tàn ác với nam giới của họ là hư cấu?

Thật ra đây chỉ là câu chuyện thêu dệt khi chứng kiến sức mạnh của những nữ chiến binh, chính điều này khiến đa số đều cho rằng họ mạnh mẽ và căm ghét đàn ông. Thực tế có rất nhiều câu chuyện tình lãng mạn về những nữ chiến binh Amazon. Một nghĩa khác trong tiếng Hy Lạp của “Amazon” nghĩa là “the equals of men” nghĩa là sự bình đẳng, công bằng với đàn ông. Những bài thơ của người Hy Lạp còn nói về những chiến binh này bằng từ “man-lovers” (những người yêu đàn ông).

4. Từ bỏ bổn phận làm mẹ

n6
Những nữ chiến binh xinh đẹp này có từ bỏ thiên chức của mình?

Cuộc khai quật ở Pokrovka của Nga phát hiện xác của những phụ nữ 2.500 tuổi mang trang phục chiến binh và bên cạnh họ người ta thấy những bộ xương trẻ em. Điều này cho thấy họ vẫn chăm sóc và nuôi dưỡng con cái của mình như bao bà mẹ khác.

5. Là người đồng tính

Mặc dù “tình chị em bền chặt” của họ đã được khắc họa trong văn học và hội họa cổ xưa, nhưng người Hy Lạp không ám chỉ họ là người đồng tính. Bà Mayor giải thích, người Hy Lạp và La Mã cổ không e dè khi thảo luận vấn đề có dính líu đến quan hệ đồng tính (nam hoặc nữ), nên nếu người Amazone là dân đồng tính nữ, điều đó chắc chắn đã được đề cập tới.

https://www.youtube.com/watch?v=f48e4_HJcBo

C.T