Cauliflower Ear – tai súp lơ – chấn thương tai đặc trưng của dân võ

Cauliflowers Ear – tai súp lơ là dạng chấn thương hết sức thú vị, thường thấy ở những người tập luyện võ thuật đối kháng lâu năm.

Abscess (áp-xe) – Chấn thương đáng sợ trong võ thuật

4 điều bạn nên làm để vượt qua chấn thương nặng

Cauliflowers ears hình thành khi sụn tai bị va đập, chà sát quá mạnh. Khi các mảnh sụn xương vỡ ra (và có thể tự phục hồi phần nào nhưng… không đúng chỗ), nó ngăn cản mạch máu, dưỡng chất, tạo nên các khối tụ dịch ở giữa sụn và màng da tai.

Võ sĩ MMA chuyên nghiệp Randy Couture với đôi tai Cauliflower Ear.

Cauliflower ears có thể là “thành quả” từ những tai nạn giao thông, lao động. Tuy nhiên, võ thuật vẫn là nguyên nhân chính dẫn dến hầu hết các trường hợp “dính” tai súp lơ.

Không phải tự nhiên mà đôi tai cauliflower đã từng được gọi là “tai Boxer”, “tai đấm bốc”. Các va chạm đặc trưng trong Boxing – một trong những bộ môn võ thuật thể thao đối kháng đầu tiên được phát triển mạnh mẽ – có thể dễ dàng gây chấn thương lên đôi tai, dẫn đến Cauliflower Ear. Sau này, khi các bộ môn võ thuật khác phát triển lên thể thao đối kháng như Muay Thái, Karate… cũng xuất hiện nhiều võ sĩ “dính” Cauliflower Ear.

012215-UFC-Alexander-Gustafsson-SS-PI.vresize.1200.675.high.50
Alexander Gustafsson – một võ sĩ MMA nổi tiếng khác cũng “dính” đôi tai này sau nhiều năm tập luyện chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, Boxing, Muay Thái… vẫn chưa phải là những bộ môn gây ra nhiều chấn thương Cauliflower Ear nhất. Ngày nay, những bộ wrestling – grappling như Vật hiện đại, Jiujitsu, Judo… mới chính là “thủ phạm” hàng đầu của vết tích đôi tai kỳ lạ này.

Các võ sĩ vật hiện đại sử dụng dụng cụ bảo hộ tai để tránh chấn thương Cauliflower Ear.
Các võ sĩ vật hiện đại sử dụng dụng cụ bảo hộ tai để tránh chấn thương Cauliflower Ear.

Với sự phát triển của kỹ thuật tập luyện, dụng cụ bảo hộ tập luyện phù hợp, những chiếc tai Cauliflower Ear ngày càng ít xuất hiện trong các bộ môn striking (Box, Muay Thái, Karate…), thế nhưng đối với các môn wrestling, grappling (Jiujitsu, Judo…) đôi tai này vẫn hiển nhiên xuất hiện như một “chứng chỉ” về quá trình tập luyện lâu dài. Nếu như trong Boxing, các võ sĩ thường bị đấm vào tai thì trong Jiujitsu hay vật hiện đại đôi tai bị đè mạnh, chà xát xuống thảm, dẫn đến những liên kết sụn bị phá vỡ, đông máu, tụ dịch và cuối cùng dẫn đến Cauliflower Ear. Về sau, bên cạnh cái tên “tai Boxer”, đôi tai Cauliflower Ear tiếp tục được cộng đồng võ thuật quen miệng gọi “Tai đô vật”.

Vũ Nguyễn Hoàng Thọ – người Việt đầu tiên và duy nhất đang giữ đai đen Brazilian Jiujitsu cũng “sở hữu” đôi tai Cauliflower Ear. Được biết, thầy Hoàng Thọ đã có hơn 10 năm tập luyện và thi đấu Brazilian Jiujitsu.

Cauliflower Ear gần như rất khó chữa trị hoàn toàn, kể cả áp dụng biện pháp dao kéo. Đối với các võ sĩ, họ thường sử dụng phương án tiêm hút dịch ra khỏi các túi dịch trên vành tai. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời vì các túi dịch trên đôi tai đã bị vỡ dập sụn vẫn sẽ tiếp được “bơm đầy” sau một thời gian. Việc hút dịch ra khỏi vành tai chỉ giúp các võ sĩ yên tâm thi đấu, tập luyện, vì nếu tiếp tục bị va đập hay chèn ép mạnh, các túi dịch này có thể vỡ ra bất cứ lúc nào. Và dĩ nhiên, việc đó… kinh dị hơn chuyện phải hút dịch tai ra rất nhiều.