Katana, Kendo, và đẳng cấp trong từng nhát chém

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao các kiếm sĩ Kendo (kiếm đạo) Nhật Bản thường xuyên chém kiếm vào các thân tre?

Samurai “thời hiện đại” dùng Katana chém đôi viên đạn đang bay

Samurai nhí 9 tuổi tiếp tục gây sốt với tài năng múa kiếm Katana

Nhiều người cho rằng đó là cách để test chất lượng kiếm Katana – một trong những dòng kiếm nổi tiếng nhất của xứ sở hoa anh đào, gắn liền với những câu chuyện huyền thoại Samura. Thế nhưng, sự thật rằng bài test chém thân tre hay bó chiếu đều KHÔNG mang ý nghĩa test chất lượng thanh kiếm, mà chỉ đơn thuần kiểm tra “tay nghề” người kiếm sĩ. Một thanh kiếm Nhật được chế tác đúng kỹ thuật tiêu chuẩn thì việc chém đôi được thân tre là hết sức bình thường và dễ dàng.

Ý nghĩa quan trọng nhất của bài test này là để kiểm nghiệm trình độ của tay kiếm. Khi chém chéo xuống thân tre, nếu như vết chém tạo nên một mặt cắt thật phẳng, chứng tỏ trình độ tay kiếm đã đạt đến mức hoàn thiện, đảm bảo sự cân bằng về lực và điều chỉnh của cả 2 cánh tay. Nếu mặt cắt cong, chứng tỏ tay kiếm đã mất sự cân bằng giữa 2 tay, khiến cho nhát chém giảm uy lực rất nhiều. Như vậy, bài test chém thân tre có thể phần nào chứng minh đẳng cấp dụng kiếm của một người kiếm sĩ. Để có một nhát chém phẳng như vậy, người kiếm sĩ phải vận dụng mọi yếu tố kỹ thuật – thứ được hình thành qua quá trình tập luyện nghiêm túc và bài bản lâu dài.

Trong một số trường hợp, các kiếm sĩ sẽ được test với bó chiếu (không có ruột). Các bài test này không chỉ dùng để kiểm nghiệm kỹ thuật đòn kiếm thông qua mặt cắt của cú chém, mà còn đòi hỏi người kiếm sĩ cần có tốc độ phù hợp (quá nhanh hay quá chậm đều ảnh hưởng đến “chất lượng” nhát chém). Việc sử dụng bó chiếu với lõi tre còn dùng để mô phỏng nhát chém trên…người thật (bó chiếu tượng trưng cho da thịt, tre tượng trưng cho xương người).

[jwplayer player=”1″ mediaid=”94298″]

Phạm Vũ