Kể chuyện Lý Tiểu Long (kỳ 1)

Có một câu nói nổi tiếng về Lý Tiểu Long như sau: “Mỗi ngày qua đi, những người từng là cộng sự của Lý ngày một vơi dần nhưng lượng người biết đến anh ngày một tăng lên”.

1

Cho đến nay, Lý Tiểu Long đã mất bằng đúng với thời gian anh cống hiến cho đời. Đúng 41 năm trôi qua (20/7/1973 – 20/7/2014), người đời vẫn cứ nói mãi về anh, vẫn tiếp tục đi trên con đường anh đã tạo dựng.

Trong mạch khai thác những điều kỳ diệu, vothuat.info xin giới thiệu lại loạt bài về những chi tiết hấp dẫn xung quanh huyền thoại đã vĩnh viễn ra đi.

Người mang 2 dòng máu trên đất Mỹ 

Giới thiệu về mình, Lý Tiểu Long đã từng viết:Cha tôi là một nghệ sĩ nhạc kịch Trung Hoa nổi tiếng và hẳn nhiên được mọi người thừa nhận. Vì vậy, tôi đã may mắn trải qua những tháng ngày  cùng ông đi biểu diễn ở các tiểu bang. Tôi ra đời khi mẹ tôi theo cùng ông một trong những chuyến lưu diễn như vậy

Lý Tiểu Long trên đất Mỹ cùng bố mẹ
Lý Tiểu Long trên đất Mỹ cùng bố mẹ

Lý chào đời ngày 27 tháng 11 năm 1940 vào đúng năm Rồng, lại sinh vào giờ Rồng (6-8 giờ sáng) tại bệnh viện Jackson Street khu Chinatown San Francisco. Cái tên Rồng nhỏ (Tiểu Long, Lee Siu Loon), mang ý nghĩa như vậy và cũng chính là nghệ danh (bố đặt cho anh) khi anh bước vào lĩnh vực điện ảnh lúc mới 3 tháng tuổi (bố  đem vào  phim trường khi được ẳm ngữa trên tay). Bố anh là ông Lee Hoi Cheun, một nghệ sĩ nhạc kịch Trung Hoa trên đất Mỹ còn mẹ là bà Grace Lee, một người Hoa lai Đức.

Lý Tiểu Long lúc 1 tháng tuổi
Lý Tiểu Long lúc 1 tháng tuổi

Mang 2 dòng máu nhưng Lý lại sinh trên đất Hoa Kỳ và hẳn nhiên anh có luôn quốc tịch Mỹ  từ lúc lọt lòng.

Cái tên rắc rối

Việc đặt tên cho anh cũng là cả 1 vấn đề. Người anh cả của Lý mất từ lúc lọt lòng. Đó là điềm gở lớn. Bố mẹ anh quyết đánh tan điều này bằng việc xin một bé gái về nuôi trước khi đẻ đứa con trai thứ hai (Peter Lee).

Rồng nhỏ 3 tháng tuổi
Rồng nhỏ 3 tháng tuổi

Lý Tiểu Long là bé trai thứ ba của họ. Ban đầu để tránh điềm xui, họ đặt anh bằng 1 cái tên rất con gái Sai Fon (Tiểu Phụng) về sau là Lee Jun Fon (Lý Chấn Phiên)- đây cũng là tên thật của anh. Nhưng bà Mary Glover, người đỡ đẻ chê tên này “Tàu” quá và thêm chữ Bruce vào trước (Bruce Lee là tên về sau rất nổi danh ngoài… châu Á). Trên khai sinh của anh ghi rõ: Bruce Lee (Lee Jun Fon).

Tuổi thơ kỳ lạ

Khi bắt đầu cắp sách đến trường, Lý đã tỏ ra là kẻ biếng học. Bà Grace Lee nói: “Chẳng bao giờ đến trường mà tôi đón được nó. Tính cách nó không bao giờ thay đổi. Nó làm tôi thất vọng hết lần này đến lần khác. Dẫu vậy, nó là đứa trẻ tốt. Có lần, nó lao thẳng xuống đường để đưa 1 người mù sang lộ. Nó nói: “Con phải giúp ông ta. Ông ta rất buồn và thất vọng khi bị những người đi đường khác bỏ rơi”. Agnes, chị của Lý, cho biết: “Nó là con người đặc biệt. Nó bị mộng du và thường xuyên gặp ác mộng, ngoài việc chạy nhảy, nó chỉ biết đọc sách”.

Lý Tiểu Long cùng các anh chị năm 1943
Lý Tiểu Long cùng các anh chị năm 1943
Lý Tiểu Long cùng các anh chị em năm 1958
Lý Tiểu Long cùng các anh chị em năm 1958

Lên 6, rồng nhỏ đã bị cận và đeo kính dầy cộm. Có lần, Lý bảo em trai Robert Lee hãy tưởng tượng mình là 1 chiếc tàu ngầm rồi nhìn thẳng vào ống tay áo như đang xem kính viễn vọng. Cậu em y lệnh. Liền lập tức, Lký bật lửa đốt tay áo rồi đổ nước vào ống, khiến cậu em sặc sụa vì bị ngộp. Lần khác, Rồng nhỏ xô người chị họ Phoebe xuống hồ. Sau khi bị bắt lại, Lý bị trấn nước. Kể từ đó, Rồng nhỏ không bao giờ dám đi bơi nữa.

18 tuổi đã đóng 18 phim            

Tháng 2 năm 1941, khi mới 3 tháng, Lý đã xuất hiện trong 1 phim cùng bố. Bộ phim mang tên Golden Gate Girl. Lạ là Rồng nhỏ hoá thân thành 1 bé… gái.  Lúc này, cả nhà chuyển về HongKong mà như anh đã viết: “Cha tôi không muốn tôi tiếp nhận nền giáo dục Hoa Kỳ”. Về việc tiếp cận điện ảnh, anh cho biết: “Chẳng biết là do di truyền hay vì hoàn cảnh, tôi đặc biệt say mê điện ảnh khi đi học ở HongKong. Và rồi cha tôi đã giúp tôi tiếp cận với nhiều ngôi sao và đạo diễn nghệ thuật thứ Bảy. Với tôi, đó là kinh nghiệm cốt yếu trong cuộc đời mình. “Vạn sự khởi đầu nan”, thời gian đầu, tôi thật khó tiếp cận với văn hóa Trung Quốc. Nhưng với cái giác quan: “Tôi là 1 phần của văn hóa Trung Quốc” đã trổi lên mạnh mẽ và sau cùng, tôi như bị “bỏ bùa mê”. Tôi không còn nhận ra sự khó khăn nữa và cũng chẳng cần nhận thấy chính ảnh hưởng của môi trường đã “tạc” nên giá trị và tính cách con người Trung Hoa. Khái niệm “Là người Trung Hoa” như vậy đã đủ hình thành”.

DCF 1.0

 

Tiếp cận điện ảnh
Tiếp cận điện ảnh
Tự học diễn xuất
Tự học diễn xuất

Năm 6 tuổi, Lý vào phim The Birth of Mankind. Cái tên Lý Tiểu Long từ đấy bắt đầu được biết đến. Ngay sau đó, lần đầu tiên, hai cha con cùng góp mặt trong phim My Son, Ah Cheun. Theo thống kê, trước khi trở lại Mỹ vào năm 1959, Lý Tiểu Long đã đóng rải rác cả thẩy 18 phim. Điều nghịch lý là sau khi anh mất, những bộ phim đen trắng có sự hiện diện của chàng trai trẻ Bruce Lee như “The Orphan”, “The Boys in the streets”… được lục lại và chiếu nhiều lần trên truyền hình HongKong (dĩ nhiên chất lượng thua xa 5 bộ phim võ thuật kinh điển cuối đời của anh).

Cha, người dạy diễn xuất đầu tiên trong cuộc đời Rồng nhỏ
Cha, người dạy diễn xuất đầu tiên trong cuộc đời Rồng nhỏ

NHẬT VŨ (tổng hợp)

Đón xem kỳ 2: Hai chức vô địch tuổi 18