Yamaguchi “Không Thủ Đạo” bành trướng võ nghệ (Kì 5)

Bề ngoài kỳ lạ và lòng nhiệt thành của ông, với niềm hãnh diện về quá khứ của dân tộc, đã được dân chúng Nhật đáp lại. Những năm sau đó chứng kiến một sự bành trướng đáng kể của môn Không Thủ Đạo, cũng như mọi ngành võ thuật khác, và không những ở Nhật, mà còn ở các quốc gia khác.

Bành trướng võ nghệ

Có một điều hơi khôi hài là trong khi Nhật Bản không hề truyền bá những tư tưởng của mình bằng vũ khí trong thời chiến, thì những môn chiến đấu cá nhân của nước này lại lan tràn khắp thế giới trong thời bình. Một điểm thích thú nữa cần nêu ra là sự chiếm đóng bằng quân sự tại nước Nhật, xét về một quan điểm là có lợi. Có rất nhiều người ngoại quốc phục vụ tại Nhật đã tìm đến võ đường Goju Kai ở Đông Kinh, luyện tập võ nghệ. Khi về nước, họ mang theo mình môn võ ấy và giúp sức truyền bá nơi hải ngoại.Bề ngoài kỳ lạ và lòng nhiệt thành của ông, với niềm hãnh diện về quá khứ của dân tộc, đã được dân chúng Nhật đáp lại. Những năm sau đó chứng kiến một sự bành trướng đáng kể của môn Không Thủ Đạo, cũng như mọi ngành võ thuật khác, và không những ở Nhật, mà còn ở các quốc gia khác.

z1

Một trong những công việc đầu tiên mà Yamaguchi thực hiện, từ khi ở Mãn Châu về, là cố gắng làm sống lại lòng hâm mộ võ thuật. Ông quyết định mở một cuộc biểu diễn dài một tuần lễ ở Đông Kinh, trình bày tất cả các môn võ Tàu mà ông đã khám phá trong những năm lưu trú tại đây, cũng như ngành võ thuật cổ truyền Nhật Bản. Kỳ đại hội đó đã gặt được nhiều thành quả và giúp cho việc làm sống lại lòng say mê võ nghệ. Trong lúc đó thì các môn sinh của Yamaguchi từ khắp nơi đổ về họp mặt với thầy.

Môn phái vững mạnh

Ngày nay, phái Goju là một phái đang bành trướng mạnh tại Nhật. Từ Tổng hành dinh tại võ đường Goju Kai, Yamaguchi coi sóc cả một hệ thống lớn những võ đường, trong các trường học, công sở, xưởng máy và khắp nơi trong xứ. Và Yamaguchi kiểm soát chặt chẽ tổ chức của mình.

Kết quả là môn phái được tổ chức chu đáo, với những nguồn tài chính lớn mạnh để có thể điều hành và phát triển môn võ. Đối với các huấn luyện viên và những môn sinh cao cấp, ông thường mong một ngày nào đó họ sẽ mở được những võ đường riêng của họ. Ông có thể giúp họ về tiền bạc họ đang cần trong thời kỳ xây dựng.

Môn sinh Goju đang công phá gạch
Môn sinh Goju đang công phá gạch

Về phần họ, họ trung thành với môn phái và với chính bản thân thầy mình. Một phần nhờ sự giúp đỡ tài chính, một phần nhờ uy tín cá nhân, Yamaguchi đã thành công trong việc buộc chặt các giám đốc võ đường ấy với ông, thay vì nhìn họ tản mát, thiết lập các chi phái riêng của họ.

Để giữ cho cả hệ thống điều hành, phải có những nguồn tài chính vững chắc chảy dần về tổ chức cao cấp để thăng đẳng cấp cho môn sinh. Đã qua rồi cái thời một võ sư dạy ít người, học trò tới tận nhà thầy để tập luyện, Yamaguchi giờ đây có gần 2.000 môn sinh riêng tại Goju Kai mà thôi. Ngày nay, muốn điều hành một cơ sở võ thuật lớn mang lại thành quả, cần phải có tổ chức và tài chính.

Tiền quỹ được nhận vào bằng hai cách: Bằng tiền nhập hội mà môn sinh phải đóng khi ghi tên tại một võ đường thuộc phái Goju, và bằng sự cấp phát bằng cấp. Một phần số tiền đó chia cho võ đường địa phương và phần kia gửi về tổ chức trung ương. Yamaguchi đã dùng quỹ đó mở những võ đường mới, trả lương huấn luyện viên, và trang trải các chi phí tổ chức, thường xuất hiện trong một cơ sở quan trọng như “Đế quốc Không Thủ Đạo” của ông.

Nhiều đòn đánh ra trông rất dịu dàng như trong các phái võ Trung Quốc. Thật ra phái Không Thủ Đạo ở Xung Thằng (Okinawa) bắt nguồn từ lục địa, được du nhập vào Nhật Bản hơn 400 năm nay, và tiến triển thành một môn võ lấy “cương” làm trọng. Về nguồn gốc của toàn môn phái Không Thủ Đạo nói chung, người ta chỉ biết mơ hồ bằng vài mẩu chuyện truyền kỳ do người xưa kể lại, theo những mẩu chuyện ấy thì môn Không Thủ Đạo phát sinh từ thời Đức Bồ Đề Đạt Ma, ông Tổ của môn Thiền học Phật giáo, đã từ Ấn Độ lặn lội qua Trung Quốc (năm 520 sau Tây lịch), trước tiên đến trụ trì tại chùa Thiếu Lâm, Ngài đem những tư tưởng Phật giáo truyền dạy cho môn đồ.… Và phái Không Thủ Đạo Goju cũng mang một bộ mặt phức tạp, lạ lùng không thua gì người lãnh đạo nó mà chúng tôi đã trình bày trong phần trước. Cách tung đòn của nó chịu ảnh hưởng của một số môn phái khác.z3

Môn thể dục cho các nhà sư

Chương trình giảng dạy và kỷ luật của Ngài nặng nề và nghiêm khắc đến nỗi các môn đồ không thể chịu nổi, lần lượt hết người này đến người kia ngã lăn ra bất tỉnh. Từ đó, Ngài dạy cho các môn đồ môn Thể dục và Trí dục đặc biệt. Chẳng mấy chốc, các nhà sư ở Thiếu Lâm tự trở nên nổi danh vì quả đấm vũ bão của họ, và môn võ đó được truyền bá khắp nơi trong nước.

Tuy nhiên, chắc chắn hơn, người ta biết rằng Không Thủ Đạo phát triển và hoàn hảo dần trong tỉnh Okinawa, hòn đảo ở phía Đông nam nước Nhật. Giữa hòn đảo này và nước TrungQuốc, từ những thời đại xa xưa, đã có những mối giao thông và trao đổi thường xuyên. Bởi vậy môn quyền thuật Trung Quốc được du nhập vào Nhật, phần lớn do những học giả thời bấy giờ. Nhưng phải đợi đến thế kỷ 15 môn Không Thủ Đạo mới phát triển; Thực vậy, Shôpasi,người cai quản đảo Okinawa, đã ban hành một chỉ dụ cấm sử dụng, sở hữu và mang bất cứ món binh khí nào trên lãnh thổ của ông; ai trái lệnh, phải tội chết. Về sau, vào năm 1609, đảo Okinawa bị lãnh chúa Shimazuchiếm lấy làm lãnh địa. Đến lượt ông, ông cũng cấm tất cả dân chúng ở Okinawa không được sở hữu và sử dụng vũ khí.

Như vậy, hai lần không một tấc sắt trong tay, dân cư ở Okinawa đã tìm cách kiếm một phương thế để tự vệ không cần vũ khí và cuối cùng làm hoàn hảo môn chiến đấu tay không: Võ KARATE (Kara: trống không, Te: tay), môn Không Thủ Đạo đặc biệt của họ.

Trở lại võ phái Goju, phái này chủ trương rằng nhờ những phương pháp luyện hơi thở, thân thể các môn đệ trở nên cứng cáp, có thể chịu một cú đấm hay cú đá mà không cảm thấy đau đớn gì cả. Thỉnh thoảng, các môn đệ phái Goju đã khổ luyện bằng cách luân phiên nhau, người đang luyện hơi thở để yên cho người kia đấm đá xối xả vào người. Nhưng những cú đấm, cú đá ấy chẳng ăn thua gì cả, vì trong khi vận khí, thân thể họ trở nên cứng như sắt.

Nhu thắng cương

Ông Miyagi lại đem ảnh hưởng của các môn phái bên Trung Quốc sau này về Nhật sau một chuyến du hành vào lục địa để học hỏi. Miyagi theo học ở một trường theo phái “cương”.z4

Người ta kể rằng khi thăm viếng một ngôi đền, ông thấy một con sếu đậu trên mái ngói. Khi đến gần, con chim hoảng sợ vụt bay đi, vô tình đập cánh vào mái đền, làm bể mấy viên ngói.

Miyagi kinh ngạc. Những chiếc lông mềm mại của một con chim làm sao có thể đập vỡ những vật cứng như ngói được ? Việc ấy đã làm ông suy nghĩ và sau cùng mang lại cho môn phái Không Thủ Đạo những điều mới mẻ: Những đòn “nhu” được thêm vào số đòn “cương” đã có, để đỡ những đòn tấn công ác liệt của địch thủ.

Năm thành công lực

Nhiều đòn của phái Goju ngày nay trông giống như một cái đập cánh của một con chim. Có những đòn đỡ cũng như tấn công mang hình thức một cái phát nhẹ, tuy rằng nếu bị cái phát ấy chạm phải, quả thật ta thấy nó mạnh như hổ báo chứ không yếu như chim.

Trong hiện tại, môn đồ của phái Goju áp dụng cái mà họ gọi là “luật năm thành công lực”: đỡ một đòn được tung ra rất mạnh bằng một thế “nhu”. Luật năm thành công lực được dùng để phân chia sức công phá của địch thủ ra từng hạng. Một đòn nhẹ, có thể dùng một hay hai thành công lực để đỡ. Khi nào đòn tấn công sấm sét quá thì mới dùng hết năm thành công lực.

Để đỡ một đòn mà địch thủ dùng hết sức để tung ra, các môn sinh phái Goju không bao giờ dùng một đòn “cương” để đỡ ngay lập tức. Trái lại, họ sẽ đợi nó đi gần hết đường của nó đã rồi chỉ dùng ba thành công lực là đủ. Chỉ dùng một sức vừa phải để đỡ, môn sinh Goju như vậy đã không làm hao công lực của mình. Nhờ mình biết chờ đợi, địch thủ sẽ bị mất đà và lao theo cái đá hoặc cái đấm chính họ. Trái lại, nếu mình đỡ ngay, địch thủ có thể lấy lại được cả sức lẫn thăng bằng, do đó lại tung thêm nhiều đòn ác liệt hơn nữa.

Dĩ nhiên, sự chờ đợi đó đòi hỏi môn sinh phái Goju phản ứng kịp thời và đúng lúc để có thể thâu tay chân về thật nhanh và thật chính xác. Do đó, trong phái này sự nhanh nhẹn là điều cốt yếu.

Đòn tấn công phải được tung ra nhanh như chớp và liên hoàn. Người Mèo chẳng hạn, có thể một lần tung ba bốn cước vào ngực, cổ và màng tang địch thủ.

Đòn tay của ông như sao xẹt. Một trong các trò biểu diễn của ông là treo một tấm giấy bìa cứng bằng hai sợi chỉ mành, rồi sau đó ung dung cho tay vào ống tay áo. Bàn tay ông ta bất thần tung ra đấm thủng miếng bìa, ba lỗ bằng ngón tay, rồi lại cho tay vào ống tay áo trở lại. Mà người xem chỉ kịp thoáng thấy một cái – rồi hết. Sau khi ảnh tay ấy vụt tắt đi, ba lỗ thủng hiện ra trên tấm bìa cứng, mặc dầu tấm bìa vẫn bất động.

Toàn thể những đòn công cũng như thủ của phái này đặt căn bản trên sự nhanh nhẹn. Đòn tung ra theo mọi hướng, không như những phái khác chỉ chú trọng đòn đánh về phía trước. Một thế tấn căn bản, được gọi là “thế tấn con mèo” là một thế trông rất nhẹ nhàng, bàn chân trước nhón gót, sẵn sàng để di chuyển hoặc đá theo mọi hướng, khác hẳn với thế tấn thật vững, hai bàn chân bẹt hẳn trên đất được dùng rất nhiều trong các môn phái trọng “cương”.

Yamaguchi biết hàng trăm đòn khác nhau, nhưng những đòn “ruột” của ông là các thế đá và đánh cùi chỏ. Hai cùi chỏ của ông rất lớn và đòn cùi chỏ của ông thật là sấm sét. Về đòn chân, ông thích nhất đòn tổng hợp này: đá đằng trước, tiếp theo là đá vòng cầu.

Nhưng dù quan tâm đến sự nhanh nhẹn đến đâu đi nữa, việc luyện các bài quyền cổ truyền không vì thế mà bị xao lãng. Phái Goju, vì yêu thích những động tác thanh tao, uyển chuyển, hy vọng có thể đưa những bài quyền cổ truyền lên đến tuyệt đỉnh nghệ thuật. Nhiều môn sinh Goju thấy rằng bài quyền thường mạnh và đẹp hơn là giao đấu, không kể sự khác biệt sâu xa giữa hai thứ này.

Nguồn: Tập san Võ thuật số 1/69

Quang Bình (Sưu tầm)