Nghệ thuật đấu kiếm thời cổ đại tại Nhật Bản và hành trình tìm kiếm sự hoàn hảo

(VoThuat.vn) – Để đạt được trình độ xuất sắc trong kiếm thuật Nhật, người học dù ở bất cứ bộ môn nào như Kendo, Kenjitsu hay Iaido cần cố gắng trong việc học, thực hiện các kỹ thuật đúng cách và thậm chí phải thấm nhuần tư tưởng của Samurai.

Thời gian, kinh nghiệm, thể lực và sự kiên định sẽ giúp con đường chinh phục kiếm đạo bớt chông gai. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, người tập có thể mãi không đạt tới sự toàn vẹn, thậm chí tự hủy hoại bản thân.

Sự hòa trộn giữa cơ thể và thanh kiếm hình thành cái cốt lõi bên trong tâm hồn. Những chiến binh samurai nhận thức một cách tinh tế được tầm quan trọng của việc điều khiển tâm trí cũng như cơ thể. Tuân theo kỷ luật hay hoàn thiện bản thân gần như bất khả thi nếu hai nhân tố trên không hòa hợp được với nhau.

Khi đi theo con đường trắc trở ấy, cùng cả vị thế giai cấp cùng những quan niệm đạo đức vô cùng nghiêm khắc trong xã hội Nhật Bản, các samurai phải gánh trên vai nhiều trọng trách. Trước khi giơ thanh kiếm lên, họ cần suy nghĩ rất kỹ. Một lý do khiến cả xã hội trọng vọng samurai là trong khi có thuần thục rất nhiều loại vũ khí phức tạp, những chiến binh này vẫn luôn tuân theo những quy tắc đạo đức thời bấy giờ.

Samurai tin rằng sống sót hay phải bỏ mạng trước lưỡi kiếm đều là điều vinh dự. Chiến trường trở thành đấu trường cuối cùng để thử thách sự dũng cảm của các chiến binh, và khi đối mặt với nguy hiểm, họ có cái nhìn sâu sắc hơn với nhân sinh quan. Trong chiến tranh, samurai là bậc thầy của sự hủy diệt. Họ dần hiểu được sự cân bằng tinh tế giữa sống và chết, và nếu phải chết, samurai phải giữ lấy phẩm giá của chính mình. Chính những người này được coi đã làm chủ bản ngã và kiếm đạo.

Tuy nhiên, không phải tất cả các samurai đều tuân theo những quy tắc đạo đức. Thay vào đó, một số kẻ hành động dựa trên lợi ích của bản thân và coi giết chóc là phần thưởng kinh nghiệm. Chúng thường xuyên cảm thấy thích thú khi dùng lưỡi kiếm sắc lẹm để giết những người không có khả năng tự vệ. Ngày nay, chúng thường được gọi là những kẻ sát nhân hàng loạt.

Đồng thời, cái chết hoàn toàn không vì gia tộc hay sự hy sinh cao cả nào. Chúng che giấu sự xấu xa trong khi cố gắng thể hiện mình là những chiến binh đích thực. Những kẻ này là nguồn gốc của sự đau khổ đối với nhiều con người vô tội. Ngoài ra, chúng còn là một ví dụ điển hình của một hành trình làm chủ kiếm đạo bị chệch hướng nghiêm trọng khỏi các nguyên tắc đạo đức.

Phúc Lương