Những cảm giác của võ thuật mà không môn nào có được

Võ thuật mang lại cho người luyện tập những cảm giác rất riêng mà không phải môn nào cũng có được. Chỉ có đam mê và sống hết mình cùng nó thì người luyện võ chân chính mới cảm nhận được.

5 cảm giác rất “võ” của người luyện võ
Đôi vợ chồng lên núi ẩn cư, sống cuộc sống “kiếm hiệp”

ĐÁNH VÀ BỊ ĐÁNH

Chỉ có trong thi đấu võ thuật, người ta mới được thể hiện hết bản thân trên tư cách một cá nhân.

Đối với những Beginners, cảm giác lần đầu đối đầu, lần đầu bước lên sàn đấu, cố gắng che thân khỏi những quả đấm, cú đá, cố gắng “nhớ lại” và ra đòn một cách máy móc ngượng ngùng.

dulichnhatban.travel-tinh-than-vo-si-dao-Aikido-Nhat-Ban-1

Khi có kinh nghiệm là cảm giác xông xáo khi tiến lên, bình tĩnh khi phân tích đối thủ, kiên nhẫn khi phòng thủ và một tí bực bội khi bị trúng đòn. Cho tới khi đạt tới một cảnh giới mà thắng thua không còn là quan trọng nữa.

Khi thi đấu võ thuật, bạn có thể cảm nhận được điểm, đó là cảm giác ghi điểm từ đòn đấm, ê ẩm cả hông khi bị mất điểm, hơi thở đốt cháy cổ họng khi kiệt sức.

Cảm giác bị rách mí mắt, sưng má mà giận bản thân nhìu hơn giận đối thủ

NHỊP TIM KHI CHUẨN BỊ ÁP DỤNG CHIÊU MỚI LẦN ĐẦU TIÊN

Trên một con đường, bước đi khó nhất là những bước đầu vì chúng ta còn non kinh nghiệm.

Lần đầu trong áp dụng chiêu thức luôn là rào cản lớn, nếu các đòn đơn như đòn đá đấm mọi chuyện sẽ đon giản hơn còn với những liên đòn mọi chuyện sẽ rất khó khăn, vì ta không biết lúc nào đối thủ sẽ ở vào vị trí/tư thế để chúng ta dễ ra đòn. Cộng với đối thủ di chuyển và đánh trả, áp dụng một đòn mới học trong võ thuật có thể nói là cảm giác khó khăn nhất.

Cảm giác vui mừng khi sau bao nhiêu lần thất bại mới áp dụng đc cũng như cảm giác nhẹ nhàng khi quyết định đc từ bỏ một đòn để chú tâm vào các chiêu thức khác thực dụng hơn.

CẢM GIÁC TINH THẦN HOÀ HỢP VỚI CƠ THỂ

Chúng ta học võ một phần để rèn luyện sức khoẻ và cốt là cũng để rèn luyện chữ “Nhẫn”, chữ “Dũng”, chữ “Đạo”.

Võ thuật là nghệ thuật của sự thể hiện suy nghĩ ra bên ngoài cơ thể. Chúng ta có thể hiện thực hoá suy nghĩ của chúng ta qua động tác. Động tác nhanh cũng như niềm vui, nhanh mạnh nhưng cũng mau kết thúc, động tác chậm cũng như nổi buồn, nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng lâu trôi qua.

Chúng ta học võ để kiểm soát bản thân một cách tốt nhất. Và khi thấy điểm sơ hở của đối thủ, thì cả cơ thể hình thành một cơ chế tự phản xạ, lực từ chân, hông, bắp tay hợp với nhau phát ra đòn một cách tự động.

Khi đã tới một level nào đó trong võ thuật, chúng ta sẽ phát triển khả năng từ “tâm trí kiểm soát cơ thể” tới “tâm trí kiểm soát tâm trí”. Hay còn gọi là cái Nhẫn, cái Đạo của người học võ, như Lý Tiểu Long khi mới gặp Diệp Vấn: “Con muốn học võ để đánh người khác” cho tới lúc anh tự cảm nhận được võ thuật “Thế giới đã khác lúc xưa, nếu bây giờ bạn có võ thuật mà ngạo mạn ra đường (anh chỉnh bàn tay theo hình khẩu súng rồi chĩa vào đầu) “Bùm”!

https://youtu.be/DAayTHZ9TSo

V.Đ – st